Chính phủ Pháp đang cân nhắc việc trợ giá để giúp các chiến đấu cơ Rafale xuất khẩu dễ dàng hơn đến thị trường quốc tế…
Rafale là chiến đấu cơ hiện đại nhất của Pháp, tuy nhiên, lại lận đận trong đường xuất khẩu do có giá bán quá đắt đỏ. Minh chứng gần đây nhất là thoả thuận mua bán Rafale giữa Pháp và Ấn Độ, vốn đã đi vào ngõ cụt lâu nay một phần vì đơn giá của loại máy bay này quá cao, chưa kể chi phí vận hành, bảo dưỡng.
Hiện Dassault Aviation mới chỉ kí được hợp đồng với Ai Cập trong việc cung cấp 24 chiếc Rafale vào tháng 1 vừa qua. Malaysia cũng đang có ý định mua khoảng 16 đến 18 chiếc Rafale, tuy nhiên, nếu điều này thành sự thực thì hợp đồng chắc chắn phải kèm theo điều kiện trợ giá từ chính phủ Pháp.
Chiến đấu cơ Rafale có một vài đặc điểm nổi bật khiến nhiều quốc gia chú ý, có thể kể đến như việc được trang bị hệ thống radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) từ Thales và động cơ M88-2 hiện đại từ Snecma. Ngoài ra, nó cũng được phát triển thành 2 phiên bản hoạt động trên đất liền và trên tàu sân bay. Đây chính là một lợi thế và được các nước đang có kế hoạch mua tàu sân bay chú ý do họ có thể sử dụng một mẫu máy bay nhưng hoạt động trong nhiều binh chủng khác nhau.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp |
Bên cạnh đó, Rafale được trang bị toàn bộ vũ khí của châu Âu nên bất kì nước nào mua loại chiến đấu cơ này không lo vi phạm quy định sử dụng vũ khí quốc tế do Mỹ đặt ra. Dassault cũng khá thoáng trong các điều khoản tiếp cận với công nghệ và mã gốc của máy bay so với những sản xuất khác. Do đó, các nước mua Rafale hoàn toàn có thể đề nghị thay đổi mẫu máy bay này theo nhu cầu mong muốn.
Số phận tìm đường xuất khẩu lận đận của Rafale không chỉ được áp dụng với máy bay Pháp, mà còn với nhiều dòng máy bay chiến đấu khác của châu Âu, trong đó có Euro Typhoon đầy hiện đại.
Tính năng tác chiến của loại máy bay này không còn phải bàn cãi, khi các chiến dịch quân sự được châu Âu tham gia cùng Mỹ đã khoe mẽ được toàn bộ khả năng ấy. Song từ ba năm nay, chưa một chiếc Typhoon nào được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Một trong những vấn đề khiến khả năng xuất khẩu của Typhoon bị hạn chế bắt nguồn từ chính sách ngoại giao của chính phủ Anh, điều mà được nhiều chuyên gia nhận định là làm suy yếu khả năng quân sự của nước này.
“Chính sách ngoại giao của Anh có phần đi theo chủ nghĩa biệt lập, thậm chí nhiều khi quá cứng rắn, điều sẽ không giúp gì được cho Typhoon. Trong khi đó, Pháp lại có phần thoải mái hơn trong chính sách mua bán vũ khí đối với những nước khác”, chuyên gia phân tích quân sự Francis Tusa, cho biết.
Khó khăn lớn nhất của Typhoon có thể kể đến đó chính là khả năng chiến đấu, vốn đang có dấu hiệu thua kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Do Typhoon được sản xuất bởi nhiều đối tác nên sẽ rất khó để tất cả cùng đồng tình cho một gói nâng cấp vũ khí và hệ thống radar đắt đỏ. Cùng với việc máy bay không bán được, sẽ khiến không có kinh phí để đầu tư nâng cấp tính năng tác chiến.
————————
Máy bay ngon mà cái giá quá chát, chưa kể chi phí bảo dưỡng và tên lửa phải phụ thuộc nữa….hèn chi ế 3crisp3