Hồi tháng 7/1961, Tổng bí thư đầu tiên của liên bang Xô Viết là ông Nikita Khrushchev quyết định thôi chương trình thử nghiệm bí mật các loại vũ khí hạt nhân mà nước này đang thực hiện từ năm 1958 tới lúc bấy giờ, và "phải làm một cái gì đó" để phương Tây, nhất là Mỹ, biết tiềm năng quân sự của Liên Xô mạnh như thế nào. Và "việc đó" phải được thực hiện xong trước khi Đại hội Đảng Liên Xô lần thứ 22 được tổ chức vào 10/1961. Thời cơ đang chín muồi, các nước tư bản đều săm soi Liên Xô để xem anh Hai của chủ nghĩa Cộng Sản làm được gì.
Vấn đề trở nên phức tạp khi những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Liên Xô đang có đều không làm Nikita Khrushchev thỏa mãn, ông ta muốn có thứ gì đó thật mạnh, phải mạnh hơn quả bom nhiệt hạch Castle Bravo mà Mỹ từng cho nổ hồi ngày 1/3/1954 (Đây là vụ nổ hạt nhân lớn nhất mà Mỹ từng thử nghiệm, sức công phá của quả bom khoảng 15 megaton). Một nhóm gồm 4 chuyên gia được lập ngay sau đó, gồm Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev. Điều kì diệu là nhóm này thiết kế và tạo ra quả bom Tsar Bomba dài gần 7,5 mét và có 3 tầng (hay còn gọi là Big Ivan) chỉ sau 15 tuần làm việc. Đây là loại bom hy-drô AN602 (bom khinh khí, bom H) sử dụng phản ứng phân hạch để tạo ra một năng lượng khủng khiếp và thổi bay tất cả mọi thứ xung quanh nó. Người ta ước tính sức mạnh của Big Ivan gấp 1400 lần 2 quả bom Fat Man và Little Boy(2 quả bom Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945) cộng lại, hoặc nó bằng 10 lần tổng tất cả bom đạn mà con người sử dụng trong Thế chiến thứ 2 cộng lại. Ghê chưa?
Về cân nặng, Tsar Bomba nặng tới 27 tấn, gần bằng trọng lượng của chiếc máy bay Tu-95 dùng để chở nó, và vì kích thước quá khổ như vậy (dài 7,5 mét) mà người Soviet lúc này phải tháo luôn khoang chứa bom của máy bay mới nhét vừa quả bom vào trong. Lúc 11 giờ 32 trưa ngày 30/10/1961, thiếu tá Andrei Durnovtsev lái chiếc Tu-95 mang quả bom bay đến và thả nó xuống trạm thử hạt nhân ở vịnh Mityushikha, vùng đất phía Bắc nước Nga ngày nay, ở độ cao 10,5km. Big Ivan được mang dù để rơi từ từ xuống, để dành ra 188 giây cho Andrei kịp bay chiếc Tu-95 thoát khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ. Khi rơi xuống còn độ cao 4000 mét thì quả bom nổ.
Ảnh màu của vụ nổ bom hạt nhân Big Ivan
Quả bom tạo ra một vụ nổ lớn ngoài sức tưởng tượng lúc bấy giờ, một cột lửa hình cây nấm cao 64.000 mét (không nhầm đâu, là 64 km thật đó) vương đến tầng bình lưu của bầu khí quyển và đường kính của cột lửa dài đến 3000 mét. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra một vụ chấn động tương đương 5 độ richter, áp suất không khí lên tới 300 PSI và ánh sáng của vụ nổ có thể dễ dàng thấy được dù ở cách xa đó 1000km. Vụ nổ đã làm vỡ rất nhiều cửa sổ nhà cửa ở Na Uy và Phần Lan, vốn cách đó tới 900 km và sang bằng tất cả công trình, tòa nhà bỏ hoang ở Severny cách đó 55 km. Một người chứng kiến vụ nổ đã nói rằng cột lửa và khói do Big Ivan tạo ra nhìn như một ngôi sao Mộc thu nhỏ.
Thực ra, đó chỉ là một nửa sức mạnh thực sự của quả bom Big Ivan (100 megaton). Được biết, trước thời điểm cho nổ thử thì Liên Xô đã quyết định cắt bớt 50% sức mạnh của quả bom, nhằm ngăn ngừa vụ nổ sẽ thổi bay luôn một phần đất nước, thật may là họ đã có quyết định đúng đắn như vậy.
[size=medium]Những vỏ bom còn lại được đặt ở: Bảo tàng vũ khí hạt nhân Nga, Sarov (Arzamas-16); Bảo tàng Vũ khí hạt nhân, Viện nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý Toàn Nga, Snezhinsk (Chelyabinsk-70). Không vỏ bom nào trong số trên có cùng cấu hình ăng ten như thiết bị thực tế đã được thử nghiệm.[/size]
[size=medium] Thiết bị này được gán cho nhiều cái tên trong văn học. Cái tên nào là chính xác, được đưa ra để đánh lạc hướng đối phương hay theo thực tế là vấn đề chưa được giải quyết: Số dự án- Dự án 700; Mã sản phẩm- Mã sản phẩm 202 (Izdeliye 202); Tên định danh- RDS-220 (РДС-220), RDS-202 (РДС-202), RN202 (PH202), AN602 (AH602); Bí hiệu- Vanya; Tên hiệu- Big Ivan, Tsar Bomba.[/size]
[size=medium] Thuật ngữ "Tsar Bomba" đã được tạo ra trong một sự suy luận với hai dự án lớn khác của nga, Tsar Kolokol, quả chuông lớn nhất thế giới của Nga, và Tsar Pushka, bích kích pháo lớn nhất thế giới. Dù quả bom được các nguồn tin phương Tây gọi tên như vậy, cái tên này hiện được sử dụng tại Nga.[/size]
[size=small] [/size]
Địa điểm vụ nổ |
Tsar Bomba là một quả bom khinh khí ba giai đoạn với một đương lượng nổ 57 megaton (Mt). Nó tương đương 10 lần lượng thuốc nổ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm cả Little Boy và Fat Man, những quả bom đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki.
Một quả bom H ba giai đoạn sử dụng một quả bom hạt nhân ban đầu để tạo ra một phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, như trong hầu hết các quả bom H, và sau đó sử dụng năng lượng từ vụ nổ này để tạo ra một giai đoạn nhiệt hạch lớn hơn nữa.
Tuy nhiên, có bằng chứng rằng Tsar Bomba có một số giai đoạn thứ ba chứ không phải chỉ là một giai đoạn rất lớn duy nhất.
Thiết kế ba giai đoạn ban đầu có khả năng tạo ra vụ nổ xấp xỉ 100 Mt, nhưng sẽ tạo ra quá nhiều bụi hạt nhân. Để giới hạn bụi hạt nhân, giai đoạn ba, và có thể cả giai đoạn hai, có một tamper chì thay cho một tamper uranium-238 (nó khuếch đại cực mạnh phản ứng bằng cách phân hạt các nguyên tử uranium với các neutron nhanh từ vụ nổ nhiệt hạch).
Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov |
Điều này giúp làm hạn chế sự phân hạt nhanh bằng các neutron ở giai đoạn tổng hợp, vì thế xấp xỉ 97% tổng năng lượng có được từ sự tổng hợp hạt nhân (như vậy, nó là một trong những quả bom hạt nhân "sạch nhất" từng được chế tạo, tạo ra một khối lượng bụi hạt nhân khá nhỏ so với đương lượng nổ).
Có một sự khuyến khích rất lớn với kiểu thiết kế này bởi hầu hết bụi hạt nhân của vụ thử nghiệm bom sẽ rơi trên vùng lãnh thổ có người ở của Liên xô.
Các thành phần được thiết kế bởi một đội các nhà vật lý dưới sự lãnh đạo của Academician Julii Borisovich Khariton và gồm cả Andrei Sakharov, Victor Adamsky, Yuri Babayev, Yuri Smirnov, và Yuri Trutnev.
Một thời gian ngắn sau khi Tsar Bomba được cho nổ, Sakharov bắt đầu phát biểu chống lại các loại vũ khí hạt nhân, cuối cùng biến ông trở thành một người bất đồng.
Tsar Bomba được đưa tới nơi thử bởi một chiếc máy bay ném bom Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt, do Thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển, cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola.
Vùng bị Tsar Bomba phá hoại hoàn toàn (ví dụ – phạm vi lớn hơn bản độ Paris): Vòng đỏ = Bị phá hủy hoàn toàn (bán kính 35 km), vòng vàng = quả cầu lửa (bán kính 3,5 km). |
Chiếc máy bay ném bom được tháp tùng bởi một máy bay quan sát Tu-16 lấy các mẫu trên không và quay phim vụ thử nghiệm. Cả hai máy bay đều được sơn sơn phản quang trắng đặc biệt để hạn chế hư hại do nhiệt.
Quả bom, cân nặng 27 tấn, quá lớn với chiều dài 8 mét và đường kính 2 mét khiến chiếc Tu-95V chở nó phải bỏ các cửa khoang bom và thùng nhiên liệu trong thân. Quả bom được gắn một dù giảm tốc 800 kilôgam, để chiếc máy bay ném bom và máy bay quan sát có thời gian bay khoảng 45km khỏi điểm nổ.
Tsar Bomba được kích nổ lúc 11:32 ngày 30 tháng 10 năm 1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (Sukhoy Nos Zone C), phía bắc Vòng Bắc Cực trên hòn đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic.
Quả bom được thả từ độ cao 10.5km; nó được dự định nổ ở độ cao 4km trên mặt đất (4.2km trên mực nước biển) bằng các cảm biến khí áp.
So sánh các quả cầu lửa của một số loại vũ khí hạt nhân, gồm cả Tsar Bomba. Các hiệu ứng luồng gió rộng hơn rất nhiều lần bán kính của quả cầu lửa. |
Ước tính ban đầu về đương lượng nổ của Hoa Kỳ là 57 Mt, nhưng từ năm 1991 mọi nguồn tin của Nga đều nói rằng nó có đương lượng nổ 50 Mt. Khrushchev đã cảnh báo trong một bài phát biểu được quay phim trước nghị viện Liên Xô về sự tồn tại của một quả bom 100 Mt (về kỹ thuật việc thiết kế một quả bom có đương lượng nổ này là có thể).
Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, và được nhìn thấy và cảm thấy từ 1000km từ ground zero. Sức nóng của vụ nổ có thể gây bỏng độ ba 100 km (62 dặm) từ ground zero.
Đám mây hình nấm sau đó cao khoảng 64km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40km. Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển.
Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000km. Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra có thể đo được thậm chí ở lần chạy quanh Trái đất thứ ba.
Mức sóng địa chấn của nó khoảng 5 tới 5.25. Lượng năng lượng khoảng 7.1 trên thang Richter nhưng bởi quả bom được cho nổ trên không chứ không phải ngầm dưới đất, đa số năng lượng không được chuyển thành sóng địa chấn.
So sánh cột khói của các vụ nổ, bom Little Boy chỉ là một chấm nhỏ so với Tsar Bomba
[size=large]Bình luận:[/size]
[size=medium]Lâu nay mọi người cứ xem phim Mỹ, tin tức thì thấy vũ khí Mỹ khủng nhất quả đất nhưng thật ra Mỹ ko phải là trùm tất cả. Tuy SoViet đã xuống mồ nhưng những thành tựu của họ thì còn lâu Mỹ mới làm được, còn nước Nga bây giờ chỉ là một con gấu yếu đuối thôi ![/size]
[size=large]Chú ý chủ đề bàn về vũ khí nên yêu cầu mấy con chiên ngoan đạo không vào nói lung tung, lạc hướng mục kích về Việt Nam! Thớt thấy ai vi phạm sẽ report cho MOD xử lý[/size] 3curse3