Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân, thay mới toàn bộ tiêm kích J-7, J-8II bằng tiêm kích mạnh hơn, hiện đại hơn.
[justify][justify]Thay vì chi ngân sách mua mới, Trung Quốc tự mình phát triển sản xuất tiêm kích. Tất nhiên, theo truyền thống từ xưa tới nay, hầu hết các thiết kế Trung Quốc đều đi sao chép thiết kế nước ngoài.
Chiêu bài mà nước này đưa ra thường là, mua một lượng nhỏ của nước ngoài rồi tiến hành mổ xẻ, nghiên cứu sao chép lại y nguyên thiết kế nước đó, điển hình từ Nga - nạn nhân của nạn sao chép công nghệ quốc phòng.Hoặc thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, ban đầu nhập linh kiện nước ngoài, dần dần “bí mật” nội địa hóa từng phần. Và cuối cùng là sản xuất ra mẫu nội địa hóa hoàn toàn.
Dù là có thể sao chép giống tới 99,99%, nhưng dẫu sao công nghệ của Trung Quốc không thể bằng công nghệ “gốc”, chất lượng máy bay cũng vậy, luôn luôn thua kém nước ngoài.
Một số dòng tiêm kích hiện đại J-10, J-11 và kể cả J-20 đều đã từng “dính” vụ tai nạn mà từ đó người ta có thể thấy \"bộ mặt thực\" vũ khí Trung Quốc, so với những gì mà họ rêu rao bên ngoài về sức mạnh chiến đấu cơ tiên tiến của họ.
Dưới đây là một số hình ảnh tiêm kích tiên tiến nhất của Trung Quốc gặp nạn:[/justify]
[justify]Một trong những lùm xùm liên quan tới máy bay Trung Quốc là tiêm kích đa năng J-10 - \"bộ mặt mới\" của Không quân Trung Quốc hiện đại, \"xương sống\" sức mạnh trên không Trung Quốc.[/justify] |
[justify]Nhưng ít ai biết rằng, bên ngoài \"bộ mặt hào nhoáng\" của những chiếc tiêm kích J-10 \"bóng lộn\" là sự thật động trời về những vụ tai nạn thảm khốc của máy bay hiện đại hàng đầu thế giới, mà nguyên nhân hầu hết do các vấn đề kỹ thuật máy bay. Hình ảnh trên là của một vụ tai nạn J-10 xảy ra vào ngày 13/4/2010 ở một địa điểm bí mật gần Thiên Tân. Vụ việc đã làm thiệt mạng một phi công - Đại tá chỉ huy trưởng Sư đoàn không quân số 9. Theo những thông tin được trang tin địa phương đăng tải, có tới 200 chi tiết chiếc J-10 làm việc không hiệu quả dẫn tới tai nạn [size=1](>> [/size][size=1]chi tiết[/size][size=1])[/size].[/justify] |
[justify]Trước đó, trong năm 2007-2009, J-10 gặp 3 vụ tai nạn, nguyên nhân đều do các yếu tố từ hệ thống kiểm soát động cơ, động cơ đột ngột chết máy trên không.[/justify] |
[justify]Và gần đây nhất, năm 2012, một trang tin tiếng Nga đã đăng tải hình ảnh liên quan tới một chiếc J-10AS \"hôn mặt đất\". Theo quan sát, có thể thấy rằng, bánh đáp ở đầu máy bay đã không mở ra hoặc bị \"gãy\" trong quá trình hạ cánh [size=1](>> [/size][size=1]chi tiết[/size][size=1])[/size].[/justify] |
[justify]Bên cạnh J-10, một loại máy bay tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới của Trung Quốc, J-11 (sao chép Su-27) cũng dính nhiều vụ tai nạn mà phần nhiều liên quan tới câu chuyện \"chất lượng\", luôn luôn nhớ đến khi nhắc tới \"hàng Trung Quốc\".[/justify] |
[justify]Năm 2012, một chiếc J-11BS được điều khiển bởi hai viên phi công đang thực hiện bài bay huấn luyện trên không, đột ngột vòm kính buồng lái phi công ngồi sau bị vỡ làm người này bị thương ở mặt. Rất may, phi công đã điều khiển máy bay hạ cánh an toàn. Vụ việc này đặt ra dấu hỏi lớn đối với chất lượng vòm kính buồng lái trên J-11BS. Trước đó, năm 2010, đã có thông tin về việc một lô hàng J-11 xảy ra rung động bất thường khi cất cánh.[/justify] |
[justify]Một vụ tai nạn khác của của J-11 Trung Quốc, trong ảnh phần bánh đà đã hạ xuống, không rõ vì lý do gì lại làm chiếc J-11 \"thơm đất\".[/justify] |
[justify]Tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã đặt mục tiêu lớn sẽ xuất khẩu 300 chiếc JF-17, nhưng xem ra Trung Quốc còn nhiều điều phải làm để chứng minh độ đáng tin cậy máy bay.[/justify] |
[justify]Tháng 11/2011, một chiếc JF-17 khi đang trình diễn \"trước hàng nghìn con mắt\" ở thành phố Chiết Giang thì gặp nạn. Trong ảnh: Hình ảnh \"niềm hi vọng\" thị trường xuất khẩu tiêm kích giá rẻ Trung Quốc lao đầu xuống đất.[/justify] |
[justify]Cùng thời điểm JF-11 Trung Quốc gặp nạn, chiếc JF-17 của Không quân Pakistan đã \"cắm đầu xuống đất\" vì lý do kỹ thuật. Pakistan là đối tác hợp tác sản xuất JF-17 với Trung Quốc. Rõ ràng, với nhiều vụ tai nạn \"mật độ hơi dày\", nhiều nước có lẽ rất ái ngại khi mua JF-17. Do đó, tuy được quảng bá nhiều, nhiều nước quan tâm, nhưng tới tận bây giờ, JF-17 vẫn chưa có được đơn đặt hàng nào thêm.[/justify] |
[justify]Ngoài J-10, J-11, JF-17, mẫu tiêm kích thế hệ thứ năm thử nghiệm J-20 gần đây cũng dính nghi án \"chất lượng\".[/justify] |
[justify]Trong một cuộc thử nghiệm không rõ thời gian, mẫu thử J-20 đã rơi mất cửa khoang vũ khí khi hạ cánh.[/justify] |
Nguồn:Đất Việt 3crisp3 3crisp3 3crisp3[/justify]