[size=3]Quay trở lại đỉnh Khe Bu, những hình ảnh đập vào mắt là “đại công trường’ vàng nhộn nhịp suốt ngày. Trên các dòng suối hay đỉnh núi, đám người đãi vàng chia từng tốp tay trần cầm xẻng, cuốc đào bới, tiếng máy ầm ầm vang dội khắp khu rừng. Những tác đất đá bị bóc dần đến đâu, đám phu vàng cứ dùng tay vốc lớp đất đá rồi đem đào đãi.[/size]
[size=3]Giữa cái rét như cắt da khứa thịt ở vùng núi rẻo cao phía Tây Nghệ an cũng không thể ngăn cản được dân bản đi tìm vận may trong ngày đầu xuân.[/size]
[size=3]Từ người lớn cho đến trẻ con đều đổ xô ra các bãi vàng khai thác, đám trẻ con cũng theo cha mẹ ra bãi vàng, cũng tập tành dùng cuốc đào xới.[/size]
[size=3]Cụ Thái Văn Hà, một người tham gia đào đãi vàng cho hay: "Dù cả nhà căng sức đào đãi vàng từ sáng đến tối, dù tay có chai sần nhưng may mắn lắm mới có đủ được bữa cơm. Thấy dân bản không có nghề nghiệp đổ xô đi đào vàng nên cả gia đình cũng đi theo tìm vận may thôi".[/size]
[size=3]Có một thực tế là nhiều bản tại khu vực địa bàn xã Yên Hòa, Yên Na…của huyện Tương Dương, hầu hết người dân sau vụ mùa đều nhàn rỗi nên thường rủ nhau xuống suối, leo núi khai thác vàng. Nhưng, hầu hết số người dân khai thác được bằng thủ công trúng vố chỉ đếm trên đầu ngón tay.[/size]
[size=3]Ông Kha Văn Việt- Trưởng bản Ngọn- xã Yên Hòa nói rằng, ông từng chứng kiến cảnh tượng dân sắm máy móc, đổ xô đi khai thác vàng rầm rộ sau sự kiện anh Lô Văn Ối nhặt được 2,1 kg vàng ròng và một vài người khác đào được từng thỏi cục vàng nặng 1,1 kg. Nhưng từ sau các sự kiện đó tuyệt nhiên không còn xuất hiện thêm thông tin nào về người dân trúng vàng nữa. Giờ, nhiều người cũng nản nên lại quay về cảnh lên rừng làm rẫy.[/size]
Những vách đá dù cứng đến đâu cũng bị người dân khoét sâu Chỉ bằn đồ nghề thô sơ, nhiều vách đá nhanh chóng lộ thiên dưới sức người Mồ hôi nhễ nhại…. Thậm chí chân tay tưa tứa máu nhưng vẫn không làm nhụt chí những người đi tìm vận may. Đất, đá sau khi khoét từ vách núi được bỏ vào cơi (vật dụng để đãi vàng) đem ra suối đãi… Trong số đám đất, đá đó hầu như không có vàng bám vào
Chênh vênh đứng giữa những lỏm đất..
Và không biết nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Đã có nhiều vụ tai nạn vì khai thác vàng nhưng vẫn không cảnh tỉnh được người dân.
Ở đây, chúng tôi rất dễ bắt gặp hình ảnh những trẻ con theo bố mẹ ra bãi khai thác vàng tập đào xới .
Trên công trường vàng này, nhan nhãn máy móc, vòi rồng hút nước, các bãi đá chất đống sau những cuộc khai thác vàng
Dù chính quyền địa phương liên tục truy quét nhưng các bãi vàng trái phép vẫn liên tục mọc lên, hoạt động suốt ngày đêm.
Dòng sông Huỗi Nguyên nham nhỡ như một bãi chiến trường
Và đục ngầu lên bởi khát vọng đi tìm vận may của dân bản
Trên các đỉnh núi, những phụ nữ dù đang mang bầu, hay ốm đau cũng bất chấp theo chân chồng khai thác vàng
Đôi chân trần trong giá rét…
Không ngăn nổi "giấc mơ con"
Ngay như cụ bà này, dù tóc đã bạc….
Răng long, bàn tay sần sùi, chai sạn…
Nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt dùng xẻng khoét sâu vào vách đất
Với cụ, dù sức khỏe đã ở bên kia sườn dốc nhưng cụ vẫn hăng say đi tìm vận may cho mình
Thế nhưng, cụ cũng như nhiều người dân bản khác vẫn chưa thể tìm được kho báu như trong truyền thuyết vẫn lưu truyền lại.
Bố mẹ đi đào vàng, những đứa trẻ mình trần ở nhà tự nghịch nhợm với nhau
| Có khi ăn qua loa hoặc nhịn đói vì bố mẹ chúng mãi miết đi đào vàng
[size=3]Vàng tăng - vật giá tăng.Vì cuộc sống mưu sinh cộng[/size] [size=3]thêm chút lòng tham muốn ngay lập tức thay đổi cuộc sống như "ai" mà người dân ở Khe Bu đã tự hủy hoại tài sản, thời gian, sức lực cũng như phá hoại môi trường vì 1 đống vàng chỉ tồn tại trên lời đồn đại.Họ quên đi mất bao giá trị tốt đẹp, quên đi lối sống đạo đức giản dị, chất phác của mình; quên đi những đứa con đang tuổi ăn tuổi học cần được quan tâm giúp đỡ từ gia đình.Họ quên mất đi một thực tế rằng cần cù lao động với những công việc đã cho họ cơm ăn áo mặc dù chỉ chút một với những đồng quèn nhưng ý nghĩa và đáng quý hàng ngày.Họ đâm đầu và lao tâm vì những thứ tài sản to lớn nhưng lại không mấy khả năng tồn tại trên thực tế, bỏ sức lao động ra để tàn phá thiên nhiên.Rồi thử hỏi xem nếu có thật mỏ vàng tồn tại liệu họ có thể yên ổn lấy vàng để gây dựng 1 cuộc sống tốt đẹp hay là lại lao sang một cuộc vật lộn khác của sự đấu xé, tranh giành nhau và cả những hành động phi pháp trái với quy định nhà nước.Sẽ còn đâu tình làng nghĩa xóm, lối sống chân thật giản dị, cuộc sống gia đình hạnh phúc và một xã hội ổn định?[/size]
[size=3]Tất cả chỉ là hão huyền.Nếu thực sự những lời đồn đại là có thật thì tôi thiết nghĩ những con người đang lao tâm khổ tứ trong Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có thể nghỉ ngơi được rồi![/size]
|
[size=3]Kỳ cuối: Nhật ký "mót vàng" của cô giáo vùng cao[/size]
|