[size=4][size=3]1. Lịch sử
Sách sử ghi lại, thanh kiếm Nhật Bản, tiếng Nhật gọi là nihonto, có nguồn gốc từ thế kỷ 8. Những thanh kiếm Nhật Bản đặc biệt gây ấn tượng và được chú ý vì nghề luyện thép của Nhật Bản sớm đạt kỹ thuật điêu luyện và vì kiếm Nhật có hình dáng thanh nhã, những đường gờ, vân và nước thép tuyệt vời. Trong suốt hơn 12 thế kỷ, thanh kiếm có ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với người Nhật. Cùng với gương và bảo ngọc, nó là một trong 3 biểu tượng của Hoàng gia.
Kiếm cổ koto được phát hiện trong các ngôi mộ cổ từ thời kỳ Kofun (năm 300-710) và đều bị rỉ sét. Các thanh kiếm cổ này nói chung có lưỡi gần như thẳng với mũi kiếm nhỏ vát nhọn.
Kiếm của thời Nara (710-794) và đầu thời Heian (794-1185) cũng tương tự những kiếm tìm thấy trong các ngôi mộ kể trên, nhưng các thanh kiếm này ngắn hơn và nhẹ nên có lẽ dùng để đâm chứ không phải để chém.
Từ khoảng thế kỷ 9 và thế kỷ 10, các lưỡi kiếm được làm dài hơn với hình hơi cong và có đường gờ ở hai bên, trở thành vũ khí hiệu quả cho các chiến binh cưỡi ngựa.Chất lượng kiếm được cải thiện rất nhiều vào giữa thời Heian và đầu thời Kamakura, tức là khoảng thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 13, khi kiếm được sử dụng nhiều hơn.
Kiếm thời Kamakura (tachi) là loại có chất lượng cao nhất, cả về tính nghệ thuật và kỹ thuật, với những thợ rèn tên tuổi như Muramasa và Masamune. Hầu hết các thanh kiếm bảo vật quốc gia của Nhật Bản đều là những thanh kiếm của thời kỳ này. Do những cải tiến về áo giáp, kiếm phải dài hơn và nặng hơn. Những thanh kiếm cuối thời Kamakura thường dài từ 1m đến 1,5m; và thường chỉ do những võ sĩ cưỡi ngựa sử dụng. Sau đó người ta làm nhiều thanh kiếm ngắn hơn để đánh giáp lá cà.
Trong thời Muromachi (1333-1568), vì xung đột kéo dài và chiến tranh liên miên, sản xuất kiếm tăng lên về số lượng nhưng chất lượng lại giảm sút, kiếm trở nên nặng hơn, to bản hơn, ít cong và ngắn đi rất nhiều, với mục đích có thể chém được các loại giáp dày. Loại lưỡi kiếm mới này gọi là katana và dài chừng 60cm. Tiếp đến xuất hiện loại lưỡi ngắn hơn gọi là wakizashi.
Trong thời Azuchi-Momoyama (1568-1600) và thời Edo (1600-1868), nhiều thợ rèn mở trường mới và người ta chú ý đến những kỹ thuật rèn kiếm thời Kamakura đã thất truyền rất nhiều. Họ cố gắng bắt chước những thanh kiếm đó nhưng bị hạn chế bởi chỉ có nhu cầu về kiếm đánh giáp lá cà. Nhiều chiếc kiếm thời kỳ này có nước thép tôi tuyệt vời, thép rèn kỹ, lại được chạm khắc đẹp. Bao kiếm, chuôi và dây đeo cũng được trang trí cầu kỳ.
Những năm từ 1800 đến cuối thời Edo được gọi là thời kỳ Shinshinto (tân tân kiếm) trong lịch sử thanh kiếm Nhật Bản. Đây là thời kỳ phục hưng ngắn, được đánh dấu bằng nỗ lực cuối cùng nhằm hồi sinh vẻ đẹp và chất lượng của kiếm cổ.Năm 1868, Nhật Hoàng Minh Trị ban hành quy định cấm sản xuất hoặc mang kiếm, nhưng cho phép một nhóm nhỏ thợ rèn tiếp tục công việc để duy trì nghệ thuật này.
Việc sử dụng kiếm tăng lên trong thời gian chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 và trước thế chiến 2, khi các sĩ quan buộc phải đeo kiếm như một phần trong quân phục và nhằm khơi dậy tinh thần võ sĩ đạo. Tuy nhiên kiếm dùng trong quân đội không phải là những thanh kiếm nghệ thuật thực sự mà làm từ thép sản xuất bằng máy, và khi sản xuất hàng loạt thì đương nhiên chất lượng là yếu tố đầu tiên bị giảm sút.
Sau Thế chiến 2, lực lượng chiếm đóng ra lệnh hủy tất cả các loại kiếm, nhưng rồi lệnh này được sửa đổi nhằm để lại những thanh kiếm mang ý nghĩa tôn giáo, tinh thần hoặc nghệ thuật, thuộc về các bảo tàng, đền chùa hoặc các bộ sưu tập cá nhân. Song một số lượng rất lớn các thanh kiếm tốt đã bị hủy và nhiều thanh kiếm khác bị đưa ra nước ngoài dưới hình thức quà tặng.
Tuy nhiên, mối quan tâm đến nghệ thuật rèn kiếm cổ dần dần tăng trở lại và nhiều thợ rèn đang cố khôi phục lại những kỹ thuật xa xưa. 5 trung tâm dạy rèn kiếm nổi tiếng nhất của Nhật Bản là Bizen, Sagami, Yamato, Yamashiro và Mino. Kể từ năm 1954, các cuộc thi kỹ thuật rèn kiếm hàng năm cũng góp phần quan trọng trong việc nâng chất lượng kiếm
2. Phân loại: dựa vào độ dài của kiếm mà ta có 3 loại chính:
* Tachi và Katana: có độ dài từ 2 xích trở lên ( 1 xích = 30 cm). Nói ngắn gọn thì, Tachi nghĩa là đao, Katana là kiếm. Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa chúng chính là cách đeo. Nếu Tachi đeo hướng lưỡi xuống thì Katana lại hướng lưỡi lên trên. Ngoài ra trên vỏ bao Tachi còn được gắn thêm bộ phận phụ để đeo bên hông khi đánh trận. Vào thời Kofun và Nara, Tachi được viết bằng chữ "Đại Đao" nhưng từ thời Heian trở về sau chuyển thành "Thái Đao"
Katana
Wakizashi, Kodachi và Kogatana: độ dài từ 1 xích đến không quá 2 xích. Đây là những thanh kiếm ngắn thường được các samurai đeo thành cặp với Tachi/Katana và đặt ở ngay cạnh giường trước khi ngủ
* Tanto: tức đoản đao do độ dài chỉ dưới 1 xích. Các samurai dùng tanto để tấn công đối phương khi đến gần hoặc trong nghi thức seppuku
3. Cấu tạo: gồm những bộ phận chính sau đây ( không dám kể hết luôn )
1. Saya: bao kiếm
2. Tsuka: chuôi kiếm
3. Menuki
4. Tsuba: tấm chắn che tay
5. Fuchi
6. Kashira: đốc kiếm
7. Ha: lưỡi kiếm
1. Saya
Để có được một thanh kiếm hoàn hảo thì bên cạnh lưỡi kiếm sắc bén nhất định phải có một cán kiếm thích hợp và một bao kiếm đúng cách. Muốn làm một bao kiếm, người thợ phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của kiếm rồi dán lại với nhau bằng một loại hồ nấu bằng gạo (chứ hổng lẽ đòi keo 502? ) Điều kiện quan trọng nhất là bao và kiếm không được tiếp xúc với nhau mà vẫn phải vừa khít vì hơi ẩm của bao gỗ có thể làm rỉ kiếm. Màu của bao kiếm thông thường gồm 5 màu: vàng, đỏ, đen, xanh dương và trắng. Đa số các bao kiếm làm bằng gỗ, bên cạnh đó cũng có loại vật liệu khác như ngà, sắt… Chế tạo bao kiếm là một công đoạn rất phức tạp đòi hỏi tài năng nơi người thợ. (bạn nào đọc InuYasha nhớ đoạn Inu dùng bao kiếm đỡ đòn của Sess không? Đó đó, hàng xịn đó )
2. Tsuka.
Độ dài của Tsuka tùy loại kiếm và tùy người sử dụng. Trên các tsuka thường được quấn các vòng vải bằng cotton hay lụa, còn được gọi là tsuka-ito, nhằm tăng ma sát (và để làm đẹp ) Có các kiểu quấn tsuka chính: Hineri-maki, là kiểu quấn cơ bản; Tsunami-maki; Hira-maki (lối quấn cổ dành cho các thanh Tachi) và Katate-maki với phần đầu và đuôi quấn theo lối Hineri-maka, đoạn giữa quấn thẳng.
3. Menuki
Đính trên Tsuka là các hình chạm nổi rất đẹp, có thể là gia huy của chủ nhân thanh kiếm
4. Tsuba
Tsuba phân chuôi kiếm - lưới kiếm ra thành 2 phần và để chặn lưỡi kiếm của địch khỏi quét vào tay mình. Tsuba có thể làm bằng sắt hay nạm vàng, bạc, đồng…Tsuba cũng được xem là một tác phẩm nghệ thuật với những hình ảnh như cỏ cây, hoa lá hoặc những linh vật cầu mong may mắn cho kiếm sĩ. Do đó, ngày nay tsuba cũng được các nhà sưu tập tìm mua với giá rất cao
5.Fuchi
Fuchi là miếng chặn giữa tsuka và tsuba, thường đi kèm đồng bộ với kashira
6. Kashira
Kashira cũng là một nghệ phẩm giá trị của thanh kiếm
7. Ha:
Có lẽ không ai không công nhận rằng kiếm Nhật là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén và nguy hiểm Không những thế, câu chuyện về những thanh kiếm được rèn luyện công phu hoặc được những anh hùng huyền thoại sử dụng, từ đó trở thành những thanh bảo kiếm độc nhất vô nhị và được nhiều người săn lùng, là những chuyện hoàn toàn có thật chứ không mang tính hư cấu hoang đường (như chuyện "Ỷ Thiên, Đồ Long ký" đó, bạn nào nhớ hông? )
Ban đầu kiếm Nhật được phỏng theo hình dáng kiếm Trung Hoa với cạnh thẳng và cầm một hoặc hai tay. Từ năm 720 sau CN, người thợ rèn tài ba Amakuni đã sáng tạo ra thanh kiếm đặc thù Nhật Bản với thân dài, cong, một cạnh sắc và cầm hai tay (chi tiết hơn xin xem lại mục "Lịch sử" phía trên )
Kĩ thuật rèn kiếm (kitaeru) và mài kiếm là một bí quyết, một nghệ thuật mang tính truyền thống lâu đời mà theo đó, thanh kiếm khong chỉ là vũ khí giết chóc nữa mà mang cả tinh thần người dân Nhật Bản. Nếu người Việt Nam chúng ta, Trung Hoa và các nước khác có sử dụng kiếm thì chỉ dừng lại ở mức sử dụng và tôn trọng thanh kiếm. Còn người Nhật đã nâng nó lên thành "Đạo", và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng cũng như nhân cách người võ sĩ - kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng vong thân
Từ những "hamon" (ba văn, hoa văn lượn sóng) trên lưỡi kiếm cho đến những dấu hiệu, kí tự khác trên kiếm…chính là nguồn thông tin quan trọng giúp ta có thể biết được niên đại lịch sử cũng như quá trình chế tác thanh kiếm. Vì thế muốn đánh giá một thanh bảo kiếm thì đừng quên bỏ qua những chi tiết quan trọng này.
(Yên tâm, kẻ đánh giá bảo kiếm thì thường là chuyên gia mà là chuyên gia thì bỏ qua sao được chi tiết cơ bản. Còn chúng ta là người bình thường đâu cần chém giết thì ngồi dư hơi đánh giá kiếm làm gì )
Iaido:
Trong môn Iai, môn sinh thường là tập luyện đơn độc với thanh kiếm. Họ chiến đấu với một đối thủ vô hình bằng trí tưởng tượng và phải luôn sáng suốt, bình tĩnh, cẩn trọng, sẵn sàng phản công. Khi gươm đã bạt thì không còn có thể trở lui (Đứa nào dám chen ngang thì đúng là "điếc không sợ súng" )
Để đạt đến một trình độ tối thượng cần phải có một thuật tinh tường, mỗi chi tiết thật chính xác và phải luôn tâm niệm rằng, chỉ một sơ hở là có thể mất mạng. Và để có được những động tác hoàn mỹ, cần phải bền chí, kiên trì, khổ luyện, tập trung tinh thần. Ngoài ra, định tâm (zanshin) cũng là một yêu cầu quan trọng khi học môn này.
Kendo:
Kendo (tiếng Nhật: 剣道 Kendō), nghĩa là kiếm đạo, là một môn đánh kiếm hiện đại của Nhật, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật như kenjutsu. Từ năm 1975, Kendo được Liên đoàn Kendo Nhật phát triển, để "chuẩn hóa các đặc điểm con người thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc của Ken - Katana(Kiếm cầm tay tiêu chuẩn của Nhật Bản)" Tuy nhiên, Kendo cũng đã kết hợp các giá trị võ thuật, giá trị lịch sử, nhân tố hình thành nên con người Nhật Bản cũ ( Bushido ) với các yếu tố thể thao.
Nói về Kendo, hẳn nhiều người vẫn biết nó như 1 môn thể thao bình thường, dùng 1 cây gậy tre đánh vào các bộ phận mặc giáp của cơ thể. Không có gì đặc biệt, thú vị, không có gì khó. Nhưng thực sự thì chỉ những người đã từng tập luyện nó mới biết nó khó và hay đến mức nào. Mỗi người tập Kendo với một mục đích khác nhau, có người chỉ để tập cho biết, có người thì coi nó như 1 kỹ năng dùng để "choảng nhau" ^^, có người coi đấy là 1 môn luyện thể lực rất tốt … tôi đến với Kendo chỉ vì tôi là 1 con người rất yêu các thanh kiếm của Nhật ( Katana ) thích nghiên cứu mọi thứ về kiếm Nhật, chính vì thế tôi chọn kendo để tiếp nhận tinh hoa của Kenjutsu - nghệ thuật đánh kiếm của Nhật. Hiện có 7 triệu người Nhật theo học môn này tới nơi tới chốn và có hàng triệu người khác trên thế giới luyện tập nó. Kendo tạo nên những chiến binh xuất sắc của chiến trường, tạo nên những con người mà họ là chuẩn mực của cuộc sống. Trong các môn võ thuật thì đương nhiên mọi người đều biết rằng đạo là thứ quan trọng hơn cả kỹ năng. Và những môn thể thao khác đều phải công nhận rằng đạo của Kendo đáng được kính trọng hơn cả cho dù nó là cái đạo khó học và "kinh khủng" ^^ nhất ( so được với cái đạo này chỉ có Iaido, cái này chắc mọi người không biết ). Từ những nghi lễ dạy cách làm người đến cách sống, sự bền bỉ, kiên trì trong chiến đấu. Bản thân người viết cũng rất khó thích nghi với cái đạo này ( nhất là cái tư thế ngồi quỳ ^^ ) nhưng càng học tôi càng nhận ra rằng mình đã thay đổi nhiều, từ 1 người lười biếng, không tôn trọng bất cứ ai và bất cứ cái gì, đã trở nên ngộ đạo, thấm nhuần những tư tưởng kendo … Học Kendo để nhắm lấy một lẽ đạo cao hơn là chỉ tập luyện kỹ thuật sát thủ. Bởi vậy ngay khi nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính: - Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người nhân hậu. - Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. - Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen. - Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. - Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.
Qua hơn 8 thế kỷ, môn Kendo ở Nhật đã đào tạo những con người là đại diện cho chuẩn mực của cuộc sống, đó là Bushido. Những "võ sĩ đạo" mà nếu chúng ta không hiểu lý tưởng của họ, thì sẽ nghĩ họ là những kẻ giết người vô lương tri.
4.Công đoạn thử kiếm ( Tameshigiri )
Mỗi thanh kiếm Nhật sau khi được làm ra đều được mang đi thử trước khi sử dụng. Người Nhật thử kiếm bằng rất nhiều cách (khổ quá, chém vào cái gì mà chẳng thử được ) nhưng dưới đây là các cách thông dụng và cụ thể nhất:
1 - Thử trên bù nhìn rơm :
- Cách này là thông dụng nhất, những bù nhìn được đan bằng rơm, dùng để làm bia tập bắn cung, hay để trên các cánh đồng để dọa thú, được đem ra để thử kiếm. Chém cái này đừng tưởng là dễ. Với kiếm sư 9 ~ 10 dan thì không nói làm gì. Khi chém vào rơm, lực cản rất thấp, khiến cho các thanh kiếm đểu, không thể lướt qua 1 cách nhẹ nhàng, mà sẽ kéo lê rơm theo từng nhát chém. Tùy từng lượng rơm bị đứt và lượng rơm bay ra, người ta sẽ đánh giá được đó thanh kiếm tốt hay vớ vẩn . Sau khi chém rơm thường người ta sẽ đem bù nhìn ra nhuộm dầu oliu hay nước để chém tiếp, cách thực hiện là cứ chém tiếp vào bù nhìn, và đánh giá cũng y như trên. Đây là cách thử kiếm cổ truyền, của những thanh kiếm basic, làm cho quân nhân, nên ko cần chú trọng lắm đến chất lượng. Nếu thanh kiếm chém dứt nhiều rơm quá, người ta chỉ đem đi mài lại là dùng ok.
2 - Thử trên ống trúc :
- Nhật Bản có những rừng trúc rậm rạp và đó cũng là nguyên liệu chính để thử những thanh kiếm được làm ra. Người thử kiếm sẽ phạt 1 nhát kiếm ngang qua ống trúc, và thử kiểu này thì hầu hết các ống trúc đều bị gãy, nhưng điều quan trọng ở đây là vết chém để lại cái gì trên mỗi ống trúc bị chém. Chỗ chém phải thật mịn và ko để lại cái gì mới là kiếm chuẩn, còn lại thì cũng là đồ vớ vẩn cả thôi. Cách thử kiếm này cũng chỉ giới hạn là các thanh kiếm làm cho quân nhân binh sỹ, ko có gì nổi bật.
(Cách này dễ liên tưởng đến phim Trung Quốc quá )
3 - Thử kiếm trên xác chết và tử tù :
Cách thử kiếm này vô cùng man rợ. Người tử tù hay xác chết sẽ bị đem treo lên và lãnh án tra tấn toàn thân. Người thử kiếm lúc này sẽ là 1 thằng đồ tể, chém từng khúc trên cơ thể của nạn nhân bị thử. Với xác chết thì ko nói làm gì, còn với tử tù, họ sẽ có 2 cách thử kiếm riêng biệt :
Cách 1 : Chém vào cổ truớc, kết thúc cuộc sống của tử tù sau đó mới thử kiếm. Cách này sẽ biến người tử tù nhanh chóng trở thành 1 cái xác để tiến hành thử kiếm, và cách thử cũng giống như thử trên xác chết, kiếm sẽ chém vào từng bộ phận trên cơ thể nạn nhân. Chém tử cổ tay ( dễ nhất ), đến chém ngang hông ( khó nhất ). Đánh giá bằng cách mỗi nhát kiếm chém vào phải thật ngọt, chém phải đứt, phải lìa. Cái nào mà cứ để lủng lẳng xác thịt kết dính với nhau thì là đồ bỏ (đáng sợ )
Cách 2 : Không kết liễu nạn nhân, coi thử kiếm như 1 công cuộc tra tấn khủng khiếp. Nạn nhân ( ở đây là người sống khỏe mạnh ) sẽ bị chém, đâm, chọc ngoáy từng bộ phận trên cơ thể mình, đánh giá bằng cách nào ? Nhiều người sẽ nghĩ rằng người sống càng thấy đau, thì kiếm càng ngon, đúng ko ? Nhầm lớn. Sau mỗi nhát kiếm ( nhát chém vào cổ tay là 1 ví dụ ), chém làm sao mà phải 2~3 giây sau người tù mới gào lên thảm thiết ! thì kiếm mới đạt đến độ chuẩn, sắc của nó ( sắc để người tù không cảm nhận được nỗi đau bị đứt thịt ). Cách thử kiếm kiểu này chỉ áp dụng cho kiếm của các shogun, daimyo thôi, thời này không thử kiếm đấy nữa. (chứ có thì chết à? )
Chi tiết cách thử kiếm trên:
Trong thời đại Edo, chỉ có những kiếm sỹ bậc nhất mới được thử những thanh kiếm chế tạo cho hoàng gia. Thông thường kiếm được phân loại trước, rồi mới qua tay người thử. Chính vì vậy mà không phải sợ chuyện chênh lệch trong kỹ năng khi test kiếm, để có thể đánh giá những thanh kiếm 1 cách công bằng nhất. Và những thanh kiếm hoàng gia đều được thử trên cơ thể người (quân tàn bạo ) . Các nhát chém vào mắt cá chân ( tabi-gata ) cho đến ngang vai, và hông ( O-kesa ). Mỗi cái tên, được đặt cho các bộ phận trên cơ thể người, chính là tên mà các nhát chém được thực hiện tại đấy, và có 5 chỗ để test kiếm tất cả gọi là Ryu Guruma.
Các cách thực hiện thử kiếm, cũng tương tự các bài tập kata, chém chéo ( Kesa ), vuốt ngược lên ( Kiri-age ), phạt ngang ( Yoko ), và bổ dọc (Jodan-giri, Happonme, hay Dotan ). Dễ nhất là bổ dọc và khó nhất là phạt ngang.
Phân loại các trường phái thử kiếm :
- Ishi Yama Ryu
- Shinkendo
- Battodo Ryu Sei Ken
- Toyama-ryu
- Nakamura Ryu
- Mugai-ryu
- MJER ( Jikishinkai )
- Sekiguchi Ryu
etc
…
Cách chém mẫu :
Dotan — Dùng 1 lực thật mạnh, phang từ trên xuống, qua mọi vật cản.
Kasumi — 2 nhát chém liên tiếp, khi chém lìa bộ phận đầu, thì chém luôn vào cái bộ phận lìa đấy trước khi nó rơi.
Mizu Gaeshi — Giống Kasumi, khác ở cách thực hiện.
Yoko Narabi — 1 nhát chém thoải mái, chéo ngang dọc, whatever
4 - Thử trên lá :
- Cách này là 1 dạng đặc biệt, chỉ thử khi người làm kiếm thích ngắm thành quả của mình, không thông dụng. Thanh kiếm làm ra, sẽ cắm vào 1 dòng suối chảy thật siết, mỗi lá cây rơi xuống, xuôi theo dòng, vướng phải kíếm, nếu kiếm đểu thì ko bàn luận, còn nếu kiếm thật tốt, thì lá cây sẽ bị xẻ tiếp làm đôi, và xuôi theo dòng. Thợ làm kiếm chỉ việc đứng cuối dòng suối, nhặt chiếc lá lên và ngắm thành quả của mình.
5. List of Wazamono - Các thanh katana nổi tiếng :
Saijo Owazamono
Nagasone Okisato hay Kotetsu (長曾弥興里 hay 虎徹)
Nagasone Okimasa (長曾弥興正)
Hatsu Nidai Kanemoto (初二代兼元)
Izumi no kami Kanesada (和泉守兼定)
Sendai Shodai Kunikane (仙台初代国包)
Soboro Sukehiro (ソボロ助広)
Shodai Tadayoshi (初代忠吉)
Mutsu no Kami Tadayoshi (陸奥守忠吉)
Tatara Nagayuki (多々良長幸)
Sanzen Shodai Nagamichi (三善初代長道)
Osafune Hidemitsu (長船秀光)
Osafune Motoshige (長船元重)
Owazamono ( kiếm hoàn hảo )
Takatenjin Kaneaki(高天神兼明)
Kashu Shodai Kanewaka (加州初代兼若)
Kanenori (兼則)
Iyo Dairoku Shodai Katsukuni (伊予大椽初代勝国)
Horikawa Kunihiro (堀川国広)
Izumi no kami Shodai Kunisada (和泉守初代国貞)
Horikawa Kuniyasu (堀川国安)
Higo no kami Shodai Kuniyasu (肥後守初代国康)
Shodai Tsushima no kami Sadashige (初代対馬守貞重)
Yosazaemon Yusada(与三左衛門祐定)
Fujishiro Yusada (藤四郎祐定)
Tsuda Sukehiro (津田助広)
Omi Daijo Tadahiro (近江大椽忠広)
Echigo no kami Nidai Kanesada (越後守二代包貞)
Fujishima Tomoshige (藤島友重)
Echizen no kami Nobuyoshi (越前守信吉)
Suishinshi Masakiyo(主水正正清)
Shuri Ryo Shigemitsu (修理亮盛光)
Sakyo Ryo Yasumitsu (左京亮康光)
Ichidaira Yasuyo (一平安代)
Mihara Masaie (三原正家)
Ryowazamono ( kiếm bảo vật )
Osafune Nidai Iesuke (長船二代家助)
Wakasa no kami Ujinobu (若狭守氏房)
Jiro Saemon Katsumitsu(次郎左衛門勝光)
Ukyo Susumu Katsumitsu (右京進勝光)
Sandai Kanesada(三代兼定)
Seki Kanefusa(関兼房)
Seki Kanetsune (関兼常)
Kouzukenosuke Kaneshige (上総介兼重)
Echizen Kaneue (越前兼植)
Echizen Kanenori(越前兼則)
Aizu Kanesada (会津兼定)
Echigo no kami Kunihiro (越後守国儔)
Nidai Yamashiro no kami Kunitsutsu (二代山城守国包)
Yamashiro Dairoku Shodai Kunitsugu (山城大椽初代国次)
Okayama Kunimune (岡山国宗)
Daiyogo Kunishige (大与五国重)
Musashi Dairoku Shodai Koreichi (武蔵大椽初代是一)
Iga no kami Sadatsugu (伊賀守定次)
Nanki Shodai Shigekuni (南紀初代重国)
Tsudayoshi Sukenao (津田好助直)
Osafune Sukemitsu (長船祐光)
Yokoyama Sukesada (横山祐定)
Osafune Tadamitsu (長船忠光)
Ichi Saoshi Tadatsuna (一竿子忠綱)
Settsu no kami Shodai Tadayuki (摂津守初代忠行)
Mutsu Tadashige (陸奥忠重)
Soshu Shodai Shigehiro (相州初代綱広)
Tsushima no kami Tsunehiro (対馬守常光)
Tango no kami Naomichi (丹後守直道)
Osafune Shodai Norimitsu (長船初代則光)
Sukeuemon Norihiro (助右衛門則光)
Osafune Shonidai Norimitsu (長船初二代法光)
Osafune Hidesuke (長船秀助)
Omi no kami Shodai Hisamichi (近江守初代久道)
Kanehusa Shoshin (金房正真)
Itakura Shonidai Masatoshi (坂倉初二代正利)
Yamato Dairoku Shodai Masanori (大和大椽初代正則)
Ōshū Masanaga (奥州政長)
Hioki Mitsuhira (日置光平)
Sakyo Susumu Munemitsu (左京進宗光)
Hioki Munehiro (日置宗弘)
Omiya Munekage (大宮盛景)
Shonidai Yasutsugu (初二代康継)
Yamato no kami Yasusada (大和守安定)
Bicchu no kami Yasuhiro (備中守康広)
Takada Yukinaga (高田行長)
Kyo Shonidai Yoshimichi (京初二代吉道)
Osaka Shonidai Yoshimichi (大阪初二代吉道)
Musashi no kami Yoshikado (武蔵守吉門)
Ise Dairoku Yoshihiro (伊勢大椽吉弘)
Bonus cái hình
[/size][/size]