Tìm hiểu về mô hình tổ chức hành chính ở Thái Lan
MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN *** VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN *** VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
3.1. Chính phủ Trung ương:
Ở Thái Lan, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và làm nhiệm vụ điều phối chính sách của Chính phủ. Căn cứ vào đề nghị của Quốc hội, Nhà vua bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Thủ tướng còn nắm quyền đề nghị nhà Vua bổ nhiệm các Chánh án và các công chức cao cấp. Nội các có vai trò cố vấn cho nhà vua về việc thực hiện các chức năng của mình.
Thành phần của Nội các gồm Thủ tướng và Bộ trưởng của các bộ sau đây:
- Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
- Bộ Thương mại
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Giáo dục
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Tài chính
- Bộ Công nghiệp
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tư pháp
- Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội
- Bộ Y tế
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Bộ Giao thông và Liên lạc
- Bộ Đại học
3.2. Chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương của Thái Lan được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, tản quyền, có các đơn vị chính quyền địa phương đặc biệt với các quyền bán tự trị.
Cả nước có 76 tỉnh. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương là: Bangkok và Pattaya. Tỉnh trưởng và 2 Phó Tỉnh trưởng do Bộ Nội vụ bổ nhiệm.
Địa giới hành chính gồm: Tỉnh - quận / huyện - Phường/ xã - làng.
Các loại hình chính quyền địa phương như sau:
v Chính quyền Thủ đô BangKoc:
Gồm có 36 quận và các cơ quan đại diện và cơ quan hành chính. Cơ quan đại diện có tên gọi là Hội đồng thủ đô, gồm các đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm. Hội đồng có thể chất vấn và tranh luận các hoạt động do cơ quan hành chính tiến hành hay dự kiến thực hiện. Cơ quan hành pháp cũng bao gồm các đại biểu dân cử, gồm 1 Thống đốc và 4 Phó Thống đốc.
v Thành phố Pattaya:
Được xem là vùng hành chính đặc biệt kể từ năm 1978 do ngành du lịch tại đây mở rộng ra rất nhiều. Thành phố có một cơ quan Hội đồng đại diện gồm 9 đại biểu dân cử và 8 thành viên bổ nhiệm. Thị trưởng được bầu trong số đó.
v Chính quyền tỉnh:
Được thiết lập ở các vùng nông thôn ngoài phạm vi các đô thị và các quận vệ tinh. Hội đồng tỉnh có từ 18 đến 36 đại biểu dân cử, nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm kỳ chính của Ủy viên Hội đồng là xem xét lại các hoạt động của chính quyền tỉnh. Tỉnh trưởng là người đứng đầu chính quyền tỉnh, chịu trách nhiệm điều hành hành chính.
v Chính quyền đô thị:
Có thể chia thành 3 loại: Thành phố, Thị trấn và Xã.
Việc phân chia này căn cứ vào mật độ đân số và nguồn thu tại địa phương sở tại để tự quản lý. Mỗi chính quyền có hai loại hình cơ quan: Cơ quan dân cử có từ 12 đến 24 đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan chấp hành có Thị trưởng và các Phó Thị trưởng, bắt buộc phải là đại biểu của Hội đồng dân cử. Số lượng các Phó Thị trưởng có từ 2-4 người, tùy thuộc vào sự phân loại đô thị đó. Có một nhân viên hành chính đô thị giúp việc cho thị trưởng trong việc theo dõi các hoạt động.
v Chính quyền các quận theo hệ thống vệ tinh:
Quận vệ tinh được tổ chức theo hệ thống quản lý Ban có các quan chức dân cử và bổ nhiệm. Quận trưởng thường là Chủ tịch Ủy ban. Mỗi quận có 9 đại biểu được dân sở tại bầu ra cho nhiệm kỳ 4 năm.
* Chức năng của chính quyền địa phương bao gồm:
Chính quyền địa phương thực hiện các chức năng quản lý, điều hành hành chính và cung cấp các dịch vụ công như: Thu lượm rác thải, vệ sinh đường phố, duy tu các phương tiện giao thong, thoát nước, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, cấp nước, hệ thống đèn chiếu sáng và phòng cháy.
Cấp chính quyền địa phương càng thấp thì các nhiệm vụ hành chính càng giảm.
Có một số chức năng đồng thời là của Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, Chính phủ trung ương không chỉ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, và chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát việc thực hiện của chính quyền địa phương.
3.1. Chính phủ Trung ương:
Ở Thái Lan, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và làm nhiệm vụ điều phối chính sách của Chính phủ. Căn cứ vào đề nghị của Quốc hội, Nhà vua bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Thủ tướng còn nắm quyền đề nghị nhà Vua bổ nhiệm các Chánh án và các công chức cao cấp. Nội các có vai trò cố vấn cho nhà vua về việc thực hiện các chức năng của mình.
Thành phần của Nội các gồm Thủ tướng và Bộ trưởng của các bộ sau đây:
- Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
- Bộ Thương mại
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Giáo dục
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Tài chính
- Bộ Công nghiệp
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tư pháp
- Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội
- Bộ Y tế
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Bộ Giao thông và Liên lạc
- Bộ Đại học
3.2. Chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương của Thái Lan được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, tản quyền, có các đơn vị chính quyền địa phương đặc biệt với các quyền bán tự trị.
Cả nước có 76 tỉnh. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương là: Bangkok và Pattaya. Tỉnh trưởng và 2 Phó Tỉnh trưởng do Bộ Nội vụ bổ nhiệm.
Địa giới hành chính gồm: Tỉnh - quận / huyện - Phường/ xã - làng.
Các loại hình chính quyền địa phương như sau:
v Chính quyền Thủ đô BangKoc:
Gồm có 36 quận và các cơ quan đại diện và cơ quan hành chính. Cơ quan đại diện có tên gọi là Hội đồng thủ đô, gồm các đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm. Hội đồng có thể chất vấn và tranh luận các hoạt động do cơ quan hành chính tiến hành hay dự kiến thực hiện. Cơ quan hành pháp cũng bao gồm các đại biểu dân cử, gồm 1 Thống đốc và 4 Phó Thống đốc.
v Thành phố Pattaya:
Được xem là vùng hành chính đặc biệt kể từ năm 1978 do ngành du lịch tại đây mở rộng ra rất nhiều. Thành phố có một cơ quan Hội đồng đại diện gồm 9 đại biểu dân cử và 8 thành viên bổ nhiệm. Thị trưởng được bầu trong số đó.
v Chính quyền tỉnh:
Được thiết lập ở các vùng nông thôn ngoài phạm vi các đô thị và các quận vệ tinh. Hội đồng tỉnh có từ 18 đến 36 đại biểu dân cử, nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm kỳ chính của Ủy viên Hội đồng là xem xét lại các hoạt động của chính quyền tỉnh. Tỉnh trưởng là người đứng đầu chính quyền tỉnh, chịu trách nhiệm điều hành hành chính.
v Chính quyền đô thị:
Có thể chia thành 3 loại: Thành phố, Thị trấn và Xã.
Việc phân chia này căn cứ vào mật độ đân số và nguồn thu tại địa phương sở tại để tự quản lý. Mỗi chính quyền có hai loại hình cơ quan: Cơ quan dân cử có từ 12 đến 24 đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan chấp hành có Thị trưởng và các Phó Thị trưởng, bắt buộc phải là đại biểu của Hội đồng dân cử. Số lượng các Phó Thị trưởng có từ 2-4 người, tùy thuộc vào sự phân loại đô thị đó. Có một nhân viên hành chính đô thị giúp việc cho thị trưởng trong việc theo dõi các hoạt động.
v Chính quyền các quận theo hệ thống vệ tinh:
Quận vệ tinh được tổ chức theo hệ thống quản lý Ban có các quan chức dân cử và bổ nhiệm. Quận trưởng thường là Chủ tịch Ủy ban. Mỗi quận có 9 đại biểu được dân sở tại bầu ra cho nhiệm kỳ 4 năm.
* Chức năng của chính quyền địa phương bao gồm:
Chính quyền địa phương thực hiện các chức năng quản lý, điều hành hành chính và cung cấp các dịch vụ công như: Thu lượm rác thải, vệ sinh đường phố, duy tu các phương tiện giao thong, thoát nước, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, cấp nước, hệ thống đèn chiếu sáng và phòng cháy.
Cấp chính quyền địa phương càng thấp thì các nhiệm vụ hành chính càng giảm.
Có một số chức năng đồng thời là của Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, Chính phủ trung ương không chỉ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, và chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát việc thực hiện của chính quyền địa phương.