Một cậu bé người Việt chừng 12, 13 tuổi bước vào, mua lá cờ Việt Nam duy nhất ở đó. Ông bán hàng ráng nín cười, nói rằng ngày Quốc Khánh ở đây chỉ có cờ New Zealand là hợp lệ thôi. Cậu bé trả lời:
"Ông không thể biết được là dân tộc tôi đã đổ bao nhiêu máu để bảo vệ cái màu đỏ này đâu. Và tôi không muốn cờ của dân tộc tôi phải nằm lăn lóc ở một cái sạp ngoài chợ như thế này".
Ông bán hàng nín thin
h, im lặng trả lại tiền thừa cho cậu bé. Cậu ôm lá cờ trên tay, sải bước ra ngoài.
Ngày xưa, khi máu của cha ông chúng ta đổ xuống, khi bao nhiêu người mắt nhắm lại mà không được thấy Tổ Quốc tự do, tôi nghĩ là họ không mong muốn một thế hệ mà họ đã kỳ vọng, một tuần nhìn lên lá cờ một cách vô cảm và hát bài hát Quốc ca mà không thèm quan tâm đến lời bài hát có gì. Họ mong muốn những giây phút như khi một cậu bé cầm lá cờ Tổ Quốc bước ra khỏi sạp bán hàng đầy trân trọng và tự hào, dù là bên nửa kia của trái đất.
Ở Việt Nam, tôi luôn được dạy về cái hào hùng và oanh liệt của lịch sử dân tộc, luôn được dạy về những nỗi đau, những sự hy sinh, những điều phải tôn kính, trân trọng, tự hào… nhưng chưa lúc nào cái kiến thức đó thực sự đi vào đầu hay được sử dụng tới.
Và các bạn ạ, một lần nữa, không phải mất bao nhiêu năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, và bao nhiêu trang sách giáo khoa, chỉ trong vòng một khoảnh khắc đó thôi, tôi mới thấm thía cái câu cuộc sống mới là nhà trường, nơi mà bài học đi thẳng vào trái tim
[size=6]TÔi Tự Hào Là Người Việt Nam[/size]
[size=6]
[/size]