[justify]Cụ thể như cuốn Chuyện tình một đêm, tập hợp những phóng sự của nhà văn - nhà báo Trung Quốc - Chi Xuyên. Sách viết về số phận những người phụ nữ ngụp lặn trong cuộc sống hiện đại với nhân vật nữ chính trong một câu chuyện cho rằng hạnh phúc trong tình yêu là phải gắn với tình dục và hiến thân (!?). [/justify]
[justify]
Không chỉ cái tựa mà hình bìa cuốn sách với một cô gái khoác tấm chăn, đưa tấm lưng trần về phía người đọc cũng gây… choáng.[/justify]
[justify]Một cuốn khác, hình bìa vẽ hai cái bóng nam nữ trần trụi ôm lấy nhau, với cái tựa "ác liệt" Sướng (tác giả Triệu Triệu, Trung Quốc). Nhưng, chưa "sướng" bằng câu ghi ở bìa Hội người cùng sướng mới thật sự sướng (!?). Tiểu thuyết Chuyện tình của lesbian và gay của Nguyễn Thơ Sinh thì minh họa bằng đôi bàn chân nam - nữ ở tư thế ngược nhau rất… gợi![/justify]
[justify]Những cuốn tiểu thuyết mang những cái tên trần trụi khác cũng đầy dẫy như Giường (Phan An, NXB Hội Nhà Văn), Gái điếm (Nguyễn Văn Học, NXB Văn Học)…[/justify]
[justify]Có lẽ việc câu khách bằng "tên sách trần trụi" trơ trẽn nhất là thuộc về một NXB khá tên tuổi khi in hàng loạt tựa sách khác nhau của nhà văn Trung Quốc Tào Đình, tất cả đều in thêm một "bìa phụ” ghi rõ ràng: "Cùng một tác giả Tào Đình - Xin lỗi, em chỉ là con đĩ". [/justify]
[justify]Trong khi, Xin lỗi, em chỉ là con đĩ chỉ được mang tựa này khi tác giả "xuất bản" trên mạng internet, khi in thành sách đã đổi tên thành Em nấu tình yêu thành món canh và Ai là nỗi đau của ai.[/justify]
[justify]Với một sản phẩm văn hóa là sách, kiểu câu khách như vậy có nên vận dụng? Những người chịu trách nhiệm kiểm soát các ấn phẩm văn hóa ở đâu?[/justify]