Bóng đá 2011-03-24 15:14:30

Tranh cử chủ tịch FIFA nhiệm kỳ mới:khó có cuộc lật đổ ?????


[size=5]Hôm qua, M.Platini đã tái đắc cử chức chủ tịch UEFA trong một cuộc bầu cử không có đối thủ. Và nhiều khả năng cho dù phải cạnh tranh với Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) Mohamed Bin Hammam thì Sepp Blatter cũng sẽ làm được điều tương tự như Platini ở cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch FIFA vào tháng 5 tới…[/size]
[justify][size=2]Có nhiều lí do để tin vào điều đó, bất chấp việc Blatter năm nay đã 75 tuổi và nổi tiếng là một vị chủ tịch có những ý tưởng quái đản kiểu tổ chức World Cup vào mùa Đông hoặc cầu thủ nữ nên mặc… bikini để thu hút khán giả đến sân. Hay việc xung quanh ngài chủ tịch đương nhiệm đã và đang có rất nhiều sự lùm xùm về tài chính như vụ nghi án bán phiếu của các quan chức FIFA; rồi mức lương trên trời của chính ông (khoảng 5-7 triệu USD trong năm 2010)…Tất cả đơn giản bởi giống như “sư phụ” João Havelange (người tiền nhiệm cũng là người đỡ đầu cho Blatter) của mình, người đàn ông mang quốc tịch Thụy Sỹ này đã quá cao tay trên bàn cờ chính trị.[/size][/justify]

[size=2]
Mohamed Bin Hammam[/size]


[justify][size=2]Cần biết rằng nguyên tắc hoạt động của FIFA là luôn đề cao sự dân chủ với phương châm “1 phiếu cho mỗi thành viên”. Và đây là chính là yếu tố được các bố già này khai thác triệt để hất cẳng các đối thủ của mình.[/size][/justify]

[justify][size=2]Xét về mọi khía cạnh trong việc phát triển bóng đá, đương nhiên tiếng nói của Anh, Italia hoặc Đức có giá trị hơn, uy tín hơn các nước thuộc thế giới thứ Ba. Thế nhưng, điều đáng nói là khi bầu bán thì những quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu thế giới này cũng chỉ có.. giá trị như Lào hay Việt Nam (thế mới có chuyện trước đây khi chưa thay đổi thể lệ bầu chọn QBV thế giới từng có 1 cầu thủ Lào được 1 phiếu đề cử QBV do chính HLV nước mình bầu chọn). Thậm chí, lá phiếu của Mozambique hay Rwanda cộng lại hiển nhiên còn đè bẹp lá phiếu của cường quốc bóng đá cỡ Brazil.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vì thế các chính sách của Sepp Blatter luôn rất khôn ngoan, hướng tới các nền bóng đá nhỏ để tranh thủ sự ủng hộ khi cần thiết. Có thể kể ra đây dự án Goal - dự án mà FIFA tài trợ cho sự phát triển của các liên đoàn các quốc gia thành viên. Báo cáo tài chính năm 2010 của FIFA cho thấy liên đoàn mỗi quốc gia đã được nhận tới khoảng 550.000 USD (nhờ kỳ World Cup vừa qua FIFA đã thu được mức lãi kỷ lục: 1,28 tỷ USD). Đối với liên đoàn các nước nghèo, con số này là rất lớn. Và do đó không có lí do gì mà các quốc gia thấp cổ bé họng lại không bỏ phiếu cho Blatter.[/size][/justify]

[justify][size=2]Tuy nhiên, tiêu biểu nhất cho chính sách đánh vào số đông của Blatter chính là việc luân phiên tổ chức World Cup tại mỗi lục địa. Hãy thử hình dung những việc như lần đầu tiên mang Ngày hội lớn của bóng đá thế giới đến Châu Phi rõ ràng giúp Blatter nhận được rất nhiều phiếu ở Lục địa đen.[/size][/justify]

[justify][size=2]Người ta hoàn toàn có quyền đặt dấu hỏi, liệu có đơn giản chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi trước thềm cuộc bầu cử năm nay, 2 chiếc vé đăng cai World Cup 2018 và 2022 đều đã bất ngờ được trao cho Nga và nhất là Qatar - những quốc gia lần đầu tiên được nếm trải vinh dự này? Hay đó lại là một nước cờ của ngài Blatter nhằm kiếm vé ngay tại khu vực Trung Đông - nơi vốn là sân nhà của đối thủ Bin Hammam (người Qatar).[/size][/justify]

[justify][size=2]Những bước đi khôn ngoan, khai thác đúng yếu tố dân chủ không công bằng này đã giúp Blatter dễ dàng đánh bại lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF) Issa Hayatou với tỉ lệ bỏ phiếu cách biệt 139-56. Đó là một chiến thắng vang dội nếu xét đến tình cảnh FIFA thời điểm ấy đang đối đầu với hàng loạt cáo trạng tham nhũng và quản lý tài chính yếu kém. Sau khi đối tác là tiếp thị Công ty Thể thao và giải trí quốc tế (ISL) sụp đổ, FIFA gần như vỡ nợ.[/size][/justify]

[size=2]
Sepp Blatter[/size]


[justify][size=2]Thế nên, cũng không có gì đáng ngạc nhiên kết quả ấy sẽ lặp lại với Chủ tịch AFC Bin Hammam - người cũng vận động tranh cử với hình ảnh “người trong sạch” như chính Issa Hayatou 10 năm trước.[/size][/justify]

[justify][size=2]Phải đến một lúc nào đó, FIFA có được nguyên tắc “đại cử tri”, với tiếng nói của các nền bóng đá lớn có giá trị cao hơn các nền bóng đá nhược tiểu, thì may ra FIFA mới có hy vọng đổi mới. Bằng không người ta sẽ phải chấp nhận việc sống chung với những siêu ý tưởng của ngài Blatter cho đến lúc ông này chán cầm quyền, nhường chỗ cho 1 đàn em thân tín hệt như cuộc chuyển giao trong nhà giữa João Havelange và Sepp Blatter trước đây.[/size][/justify]


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)