[size=6]Để lưu giữ hình ảnh của người thân vừa qua đời, các gia đình trung lưu ở châu Âu cuối thế kỷ 19 chụp ảnh cùng người chết như thể họ còn sống.[/size]
Trong một bức ảnh chân dung, một quý ông ngồi trên ghế và mặc trang phục thời trang, ánh mắt vô hồn. Tư thế của người chụp rõ ràng không tự nhiên, vì sự thực là ông ta đã chết. Những bức ảnh lạ kỳ như thế là phong trào chụpngười chết để tưởng nhớ họ vào cuối thế kỷ 19.
Việc phát minh ra Phép chụp hình đage (quá trình chụp hình sơ khai nhất) năm 1839 giúp dân chúng có được những bức chân dung đầu tiên. Nhờ thế, người dân có những bức hình nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc vẽ một bức tranh. Tận dụng công nghệ mới này, tầng lớp trung lưu châu Âu muốn lưu lại hình ảnh người chết.
Thỉnh thoảng, một số người chết được để mở mắt hoặc được vẽ con ngươi lên mắt để trông như thể họ còn sống. Ngoài ra, [size=3]người chết[/size] còn được tô hồng ở má.
Trào lưu này tồn tại một thời gian khá dài và dần biến mất vào đầu thế kỷ 20, khi công nghệ [size=3]chụp ảnh[/size] cón những bước tiến vượt bậc.