[justify]1. Matthew Osborne: Triệu phú nhờ dịch vụ… dọn phân chó[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Có lẽ Matthew Osborne không bao giờ từng nghĩ rằng có một ngày ông sẽ trở thành triệu phú. Trở lại thời điểm năm 1987, khi Osborn bắt đầu mở công ty Pet Butler – chuyên nhận trông nom, chăm sóc các loại vật nuôi tại Columbus, bang Ohio, Mỹ. Ông có một vợ và hai con, tuy nhiên, nhưng chỉ với số tiền 6 USD/1 giờ làm việc, ông không thể nuôi sống nổi gia đình mình.
[/justify]
[justify]Tưởng chừng như tuyệt vọng, nhưng Osborn nhanh chóng nhận ra rằng, phần lớn các gia đình quanh khu vực ông ở đều hay kêu ca, phàn nàn về việc thường xuyên dẫm phải phân chó hoặc phải dọn dẹp chúng, và Osborn đã bắt tay vào một công việc mới của mình: dịch vụ dọn phân chó. Dịch vụ kinh doanh này thành công ngay lập tức. Một mình Osborn không kham nổi hết mọi công việc, và ông đã phải thuê 7 nhân viên cùng một đội 6 xe tải, để phục vụ khoảng 700 khách hàng thường xuyên. Sau đó vài năm, ông bán lại công ty Pet Bulter cho Matt Boswell và bắt đầu công việc kinh doanh khác nhưng vẫn từ ý tưởng trên: viết một cuốn sách về việc làm thế nào để bắt đầu công việc dọn dẹp chất phế thải vật nuôi và rao bán trên Internet.[/justify]
[justify]
2. Fraser Doherty: Triệu phú nhờ kinh doanh mứt[/justify]
[justify]Không bắt đầu sự nghiệp như các bạn trẻ khác, Fraser Doherty xây dựng một "vương quốc" riêng bằng con đường kinh doanh truyền thống. Fraser Doherty làm mứt năm 14 tuổi từ bí quyết học được của bà. Năm 16 tuổi, Fraser Doherty bỏ học và thành lập công ty SuperJamđể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Hiện nay, SuperJam của Fraser Doherty mỗi năm bán ra thị trường khoảng 500.000 hộp mứt, chiếm khoảng 10% thị trường mứt tại Anh. Tài sản của Fraser Doherty hiện ước tính 1 - 2 triệu USD. [/justify]
Trở thành triệu phú nhờ công thức làm mứt gia truyền
[justify][/justify]
[justify]3. Ken và Roni di Lullo: Triệu phú nhờ các loại kính mát dành cho… chó [/justify]
[justify]Chúng ta đều biết rằng tia UV là một trong những tác nhân gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt, và để “cửa sổ tâm hồn” không bị tổn thương, chúng ta thường phải sử dụng kính mát. Vậy chẳng có lý do gì để những chú cún yêu của chúng ta lại không được đeo kính mát để bảo vệ cho đôi mắt nhỉ.
[/justify]
[justify]Chính nhờ ý tưởng táo bạo: sản xuất kính mát dành riêng cho chó, mà Ken và Roni di Lullo đã trở thành triệu phú cùng với kính mát Doggles. Với các loại kính mát Doggles, cún yêu của bạn sẽ không phải nheo mắt trước ánh nắng. Doggles được thiết kế với bộ gọng linh hoạt cũng như các phần bản lề gắn với đầu và má có thể điều chỉnh được, vừa vặn với cấu trúc mặt đặc biệt của các chú cún.
[/justify]
[justify]Ngay từ khi mới được thành lập, Doggles đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều hãng truyền thông lớn trên toàn cầu, chẳng hạn như CNN, Women’s World, People National Geographic và Animal Planet.
[/justify]
[justify]Khởi đầu là kính mát, hiện anh em nhà di Lullo đã mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang việc sản xuất các phụ kiện khác cho chó, như: bao lô, áp phông, mũ và đồ chơi.[/justify]
Với Doggles, những chú cún này trông thật sành điệu
[justify]4. Trở thành triệu phú nhờ dây chuyền sản xuất chạc xương đòn của gà Tây bằng nhựa [/justify]
[justify][/justify]
[justify]Nếu có ai từng đặt câu hỏi rằng: “Liệu có thị trường tiêu thụ cho những chiếc chạc xương đòn của gà Tây bằng nhựa hay không?”, thì người đó chắc chắn không phải ai khác ngoài Ken Ahroni.
[/justify]
[justify]Hàng năm, vào dịp Lễ tạ ơn ở các nước phương Tây, mọi người thường sử dụng xương đòn của gà Tây để cùng cầu nguyện trước bữa ăn. Tuy nhiên, 1 chiếc chạc xương đòn chỉ sử dụng được cho hai người, và nếu gia đình bạn có 6 người thì bạn sẽ phải làm thịt.. 3 con gà Tây mới có đủ số lượng xương đòn mình cần.
[/justify]
[justify]Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết này, Ken Ahroni đã quyết định thành lập công ty sản xuất chạc xương đòn gà Tây Lucky Break. Hiện tại, công ty của Ken Ahroni làm ăn rất phát đạt, hơn 30.000 chiếc chạc xương đòn được bán ra mỗi ngày, và doanh thu hàng năm ước tính 2,5 triệu USD.[/justify]
[justify]
5. Alex Tew: Triệu phú Pixel[/justify]
[justify]Trở lại thời điểm năm 2005, Alex Tew – một sinh viên 21 tuổi tại Anh đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, đã ra mắt trang web Milliondollarhomepage.com của riêng mình và bỏ túi hơn 4 triệu USD nhờ việc bán vị trí quảng cáo trên trang web này.
[/justify]
[justify]Ý tưởng kinh doanh của Alex Tew rất đơn giản: các công ty có thể mua một vị trí quảng cáo có kích thước 10x10 mm hay lớn hơn với giá 1 USD cho một pixel và đặt logo cùng đường link của họ trên trang web của anh. Alex Tew biết rằng sẽ không ai mua chỗ, nếu trang web của anh không nổi tiếng. Vì vậy anh thuyết phục gia đình, bạn bè cùng góp vốn mua 1.000 pixel đầu tiên. Alex Tew cũng nghĩ rằng: “Một sinh viên khánh kiệt có một cách thức điên rồ để kiếm tiền trang trải học phí.” sẽ là một câu truyện hay cho giới truyền thông vốn đang khá tẻ nhạt. Vì vậy, anh sử dụng khoản tiền kiếm được từ 1.000 pixel đầu tiên để viết và gửi đi các bản thông cáo báo chí tới các tờ báo, đài truyền hình địa phương nơi anh sinh sống, thị trấn Cricklade (cách phía Tây London khoảng 2 giờ đi xe ôtô).
[/justify]
[justify]Giới truyền thông Anh nhanh chóng để mắt tới, nhưng những gì khiến cho trang web của Alex Tew trở nên nổi tiếng - được minh chứng như một chiến thuật tiếp thị hiệu quả nhất – đó là dân blog, các diễn đàn trực tuyến và nhiều phòng chát bắt đầu bàn tán về câu truyện này. Trong vòng 2 tuần Tew đã bán được 40.000 pixel, thu về 40.000 USD - đủ để anh trả tiền học phí trong ba năm đại học. Một thời gian ngắn sau, giới truyền thông của trên 35 quốc gia đưa ý tưởng độc đáo mà đơn giản của Tew ra khắp thế giới. Chưa đầy 5 tháng, Alex Tew đã đạt được mục tiêu của anh là bán được 1 triệu pixel tương đương 1 triệu USD. Chỉ sau đó hai tháng, trang web của Alex Tew với 4 triệu pixel đã được lấp đầy, và anh bỏ túi 4 triệu USD một cách dễ dàng. [/justify]
Trang web Milliondollarhomepage.com của Alex Tew.