[size=3]Đài truyền hình Hồng Kông cho biết chính quyền Trung Quốc sắp vỡ nợ [/size]
Thứ nhất, đó là nợ của chế độ Trung Quốc hiện vào khoảng 36 ngàn tỷ nhân dân tệ (5,68 ngàn tỷ USD). Phép tính này có được bằng cách cộng các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc (từ 16 đến 19,5 ngàn tỷ nhân dân tệ, hay từ 2,5 đến 3 ngàn tỷ USD), và khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước (khoảng 2,5 ngàn tỉ USD). Tuy nhiên với lợi tức 2 ngàn tỷ mỗi năm, ông nghĩ nhiều chuyện sẽ nhanh chóng vỡ lở.
Larry Lang, Giáo sư trưởng khoa Tài chính trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông (Wu Lianyou/ Đại Kỷ Nguyên)
Nền kinh tế Trung Quốc nổi tiếng mạnh mẽ và thịnh vượng, nhưng theo một kênh truyền hình Trung Quốc nổi tiếng nhận định thì tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc đang đi theo chiều hướng ngược lại.
Larry Lang, giáo sư trưởng phòng Tài chính trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, phát biểu trong một bài giảng mà ông không nghĩ là nó đã được ghi lại, rằng chế độ Trung Quốc đang ở trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng – trên bờ vực phá sản. Trong phát biểu đáng nhớ của ông thì: Tất cả các tỉnh ở Trung Quốc đều là Hy Lạp.
Những hạn chế giáo sư Lang bị gặp phải trong bài phát biểu ngày 22 tháng 10 ở thành phố Thẩm Dương, thuộc tỉnh Liêu Ninh miền Bắc Trung Quốc, là không được ghi âm và quay video, và không có phương tiện truyền thông. Trong đoạn ghi âm hiện đang được đăng trên Youtube, có thể nghe thấy ông nói rằng mọi người không nên đưa bài phát biểu này lên mạng, nếu không “mọi người sẽ thấy tồi tệ”.
Trong một bài diễn thuyết kín bất thường, Giáo sư Lang đã đưa ra một phân tích thẳng thắn về nền kinh tế Trung Quốc và sự kiểm duyệt mà chính quyền Trung Quốc áp đặt lên những người trí thức và các số liệu công khai. “Những gì tôi nói đều là sự thật. Tuy nhiên dưới chế độ này, chúng ta không được phép nói sự thật”, ông cho biết.
Trái với vẻ tao nhã của giáo sư Lang trên các chương trình truyền hình cao cấp của mình, ông nói: “Đừng nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thời đại hòa bình. Trên thực tế các phương tiện truyền thông không thể đưa tin tất cả mọi điều. Những người trong chúng tôi, những người làm các chương trình truyền hình rất đau khổ và thất vọng, bởi vì chúng tôi không thể làm bất kỳ chương trình nào. Cứ việc nào mà liên quan đến chính phủ, thì chúng tôi không được đưa tin về nó.”
Ông nói rằng chính quyền Trung Quốc không lắng nghe các chuyên gia, và các quan chức Đảng vô cùng ngạo mạn. “Nếu bạn không đồng ý với họ, họ liền nghĩ rằng bạn đang chống đối họ”, ông nói.
Giáo sư Lang đánh giá rằng chình quyền Trung Quốc sắp vỡ nợ dựa trên 5 ước đoán sau:
Thứ nhất, đó là nợ của chế độ Trung Quốc hiện vào khoảng 36 ngàn tỷ nhân dân tệ (5,68 ngàn tỷ USD). Phép tính này có được bằng cách cộng các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc (từ 16 đến 19,5 ngàn tỷ nhân dân tệ, hay từ 2,5 đến 3 ngàn tỷ USD), và khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước (khoảng 2,5 ngàn tỷ USD). Tuy nhiên với lợi tức 2 ngàn tỷ mỗi năm, ông nghĩ nhiều chuyện sẽ nhanh chóng vỡ lở.
Thứ hai, đó là tỷ lệ lạm phát mà chính quyền Trung Quốc công bố chính thức là 6.2%, là bịa đặt. Tỷ lệ lạm phát thực tế, theo giáo sư Lang, là 16%.
Thứ ba, đó là có sự quá dư thừa năng suất trong nền kinh tế, và rằng tiêu dùng cá nhân chỉ 30% hoạt động kinh tế. Giáo sư Lang nói rằng bắt đầu từ tháng 7 này, chỉ số quản lý mua sắm, một thước đo của công nghiệp sản xuất, đã giảm xuống mức thấp mới là 50,7. Đây là một dấu hiệu, theo quan điểm của ông, rằng kinh tế Trung Quốc đang trong cơn suy thoái.
Thứ tư, đó là chỉ số GDP 9% của Trung Quốc được công bố chính thức cũng là bịa đặt. Theo dữ liệu của giáo sư Lang, chỉ số GDP của Trung Quốc đã giảm 10%. Ông nói rằng các số liệu phình to lên ấy là do sự gia tăng đáng kể trong sự phát triển bất động sản mỗi năm (theo tính toán lên tới 70% GDP năm 2010).
Thứ năm, đó là thuế quá cao. Năm ngoái, thuế đối với các doanh nghiệp Trung Quốc (bao gồm thuế trực tiếp và gián tiếp) là 70% thu nhập. Thuế suất cá nhân là 81,6%, giáo sư Lang cho biết.
Một khi “cơn sóng thần kinh tế” bắt đầu, chế độ sẽ mất đi sự tín nhiệm và Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia nghèo nhất thế giới, giáo sư Lang nói.
Một số nhà bình luận đã bày tỏ sự đồng tình với phân tích của giáo sư Lang.
Giáo sư Frank Xie tại trường Đại học miền Nam Carolina Aiken, cho biết rằng việc Trung Quốc sắp vỡ nợ không phải là điều xa vời. Những dự án xây dựng lớn đã giúp thổi phồng chỉ số GDP, ông cho biết: “Trên bề mặt, nó là một con số lớn, nhưng lạm phát còn cao hơn. Vì thế trong thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái”.
Hơn nữa, giáo sư Xie nói rằng không nên dựa vào các số liệu của chính phủ. Ví dụ, phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận với một nhà ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông không tin các số liệu thống kê được báo cáo bởi các quan chức cấp thấp hơn, và khi ông còn là thống đốc của tỉnh Liêu Ninh ông “đã trực tiếp xem dữ liệu cứng đó”.
Cheng Xiaonong, một nhà kinh tế học và là trợ lý của cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã bị lật đổ Triệu Tử Dương, nói rằng sự tâng bốc cái “Mô hình Trung Quốc” ấy thường dựa trên cơ sở của các dự án xây dựng, một GDP lớn, và nhiều tiền trong dự trữ ngoại hối. Ông cho biết: “Họ ít chú ý đến những điều như là liệu các quyền cơ bản của người dần đã được đảm bảo, hay mức sống của người dân đã được cải thiện hay chưa”.
Đằng sau sự kiểm soát nền kinh tế vốn có vẻ ngoài hiệu quả đó, có rất nhiều lãng phí và tham nhũng, giáo sư Cheng nói. Điều đó có nghĩa rằng ít chi phí cho giáo dục, phúc lợi, hệ thống y tế, vv…
Giáo sư Cheng cho biết trong thập kỷ qua chế độ Trung Quốc đã dựng lên sự thịnh vượng của nó bằng cách thúc đẩy phát triển bất động sản, mua tài sản sở hữu của cư dân ngoại ô và đô thị với giá thấp (hay đơn giản là chiếm đoạt của họ) rồi bán cho các doanh nghiệp bất động sản với giá cao.
Theo giáo sư Cheng, mục tiêu của các quan chức Trung Quốc (để làm giàu cho bản thân và gia tăng quyền lực của họ) đang xung đột trực tiếp với người dân – từ đó, bất công xã hội gia tăng, và tuyên truyền kinh tế là để tô vẽ cho tình hình như thể là tốt lắm.
Giáo sư Cheng cho biết ít có học giả trong nước Trung Quốc nào dám nói như giáo sư Lang. Và có lẽ điều đó là bởi ông là một giáo sư ở Hồng Kông.
(Theo The Epoch Times)
nghe xong là đã thấy phê phê trong người rồi…. chít mịa mày đi lũ khựa kia 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3