Tuy vẫn chưa hết mệt mỏi sau một chuyến đi đầy trắc trở, thuyền trưởng tàu cá Võ Minh Quân bức xúc kể lại: “Vào khoảng 9h20 phút, ngày 16/5, khi đang cùng với tàu cá của ông Trần Phương, ở cùng xã, trên tàu có 7 ngư dân và một tàu cá khác (ở cùng nhóm) đang neo đậu tại khu vực biển ở Hoàng Sa để nghỉ ngơi sau một ngày đánh bắt vất vả, thì bất ngờ phát hiện một chiếc tàu màu trắng lạ lao đến.
Linh cảm thấy chuyện chẳng lành nên chúng tôi la to lên cho tàu bạn biết; đồng thời nhổ neo để chạy trốn. Thế nhưng do tàu của anh Quân công suất nhỏ nên sau vài phút rượt đuổi, chiếc tàu Trung Quốc mang số hiệu 306 đã áp sát mạn và khống chế, đưa toàn bộ 7 ngư dân qua tàu của họ rồi lai dắt tàu cá của ông Quân về đảo Phú Lâm".
Tàu cá của ông Nguyễn Thành Nhất và 14 ngư dân đã cập bến vào Sa Kỳ |
Sau 5 ngày giam giữ tại đây, cứ tưởng họ sẽ đòi tiền chuộc như trước thế nhưng bất ngờ phía Trung Quốc thông báo lại thả cho toàn bộ 14 ngư dân và tàu cá của ông Quân trở về, còn tịch thu tàu cá của ông Trần Phương.
Chủ tàu Trần Phương, giọng buồn bã: "Con tàu trị giá tới gần 500 triệu đồng mà gia đình đã gom góp vay mượn để đóng thì bị tịch thu, số hải sản đã đánh bắt được khoảng 200 triệu đồng, cộng thêm khoảng 150 triệu đồng phí tổn giờ mất sạch, không biết sau này lấy cái gì để đi biển. Còn ông Nhất cho biết, tuy may mắn phương tiện được thả về, thế nhưng toàn bộ hải sản và ngư dụng cụ…trị giá trên 400 triệu đồng cũng bị phía Trung Quốc trấn lột sạch".
7/14 ngư dân vừa được Trung Quốc thả về |
Vào tháng 3 vừa qua, khi đang hoạt động khai thác cũng tại vùng biển Hoàng Sa, 2 tàu cá của ngư dân Lê Vinh và tàu của ngư dân Trần Hiền, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý cùng 21 ngư dân, cũng đã bị phía Trung Quốc đã bắt giữ trái phép.
Sau 2 tháng giam tại đảo Phú Lâm và đòi tiền chuộc không được, phía Trung Quốc mới thả 21 ngư dân và tàu của ông Hiền, nhưng vẫn tịch thu tàu cá của ông Lê Vinh.