[justify]Trước khi con người trở thành một thợ săn và thực hiện việc săn mồi để duy trì sự sống, các loài động vật họ Mèo là một trong những loài động vật săn mồi mạnh mẽ nhất trên thế giới. Ngày nay, các loài mèo lớn như hổ, sử tử, báo đốm Mỹ và báo hoa mai vẫn còn giữ nguyên vẻ nguy hiểm của kẻ săn mồi hung dữ. [/justify]
[justify]Tìm lại lịch sử, quay trở về hàng ngàn năm trước đây để điểm danh những loài mèo mạnh nhất, lớn nhất và hung dữ nhất hành tinh. [/justify]
[justify]Báo Gêpa khổng lồ[/justify]
[justify]Báo Gêpa khổng lồ nặng khoảng 120-150kg, có kích thước bằng một con sử tử Châu Phi và có thể săn một con mỗi lớn hơn kích thước của nó. Báo Gêpa khổng lồ có khả năng chạy rất nhanh. Tuy nhiên việc nó có chạy nhanh hơn loài báo Gêpa ngày nay hay không thì còn là vấn đề gây tranh cãi bởi trọng lượng lớn hơn rất nhiều có thể khiến chúng không thể nhanh chân bằng loài báo Gêpa bây giờ, đang có tốc độ là 115km/h.[/justify]
[justify]Nhưng bù lại, báo Gêpa khổng lồ có đôi chân dài hơn, trái tim và phổi cũng lớn hơn, là điều kiện để chúng sẽ có những bước di chuyển linh hoạt hơn rất nhiều. [/justify]
[justify]Báo Gêpa khổng lồ sinh sống ở Châu Âu, Châu Á (từ nước Đức, Pháp đến Ấn Độ và Trung Quốc) trong thế Pliocen (Thế Thượng Tân – cách đây khoảng 5,332 tới 1,806 triệu năm trước) và Pleistonce (Thế Canh Tân – cách đây khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước), và tuyệt chủng vào cuối Kỷ Băng Hà bởi môi trường lạnh quá khắc nghiệt.[/justify]
[/justify]
[justify]Xenosmilus[/justify]
[justify]Xenosmilus có quan hệ họ hàng với loài hổ Smilondon, nhưng thay vì có những chiếc răng nanh dài, sắc nhọn chúng chỉ có răng nanh ngắn và dày hơn, dĩ nhiên vẫn rất sắc bén. Từng chiếc răng của Xenosmilus đều là thứ vũ khí giết mồi khủng khiếp, được so sánh như bộ răng của cá mập hoặc một loài khủng long ăn thịt nhiều hơn là so với họ nhà Mèo ngày nay. [/justify]
[justify]Khi săn mồi, Xenosmilus không siết cổ con mồi như họ nhà Mèo bây giờ, mà cắn đứt một miếng rất lớn từ con mồi, đời đến khi máu chảy hết và con mồi chết thì “ngồi xơi”.[/justify]
[justify]Xenosmilus là một loài mèo rất lớn với cân nặng 180-230 kg, lớn tương đương với con sư tử đực và hổ đực trưởng thành nhưng mạnh mẽ hơn với các chi ngắn và khỏe hơn cùng với cái cổ lực lưỡng rắn chắc.[/justify]
[justify]Loài Xenosmilus sống ở thế Pleistonce (Thế Canh Tân), nhưng không ai biết chính xác chúng bị tuyệt chủng khi nào.[/justify]
[justify]Báo đốm Mỹ khổng lồ[/justify]
[justify]Loài báo đốm Mỹ ngày nay có kích thước bé bé hơn các loài sử tử và hổ, chúng thường nặng khoảng 60-100kg và những con đực thì có thể lên tới 150kg (số liệu thu được ở vùng Nam Mỹ) tương đương với một con sư tử cái Châu Phi. Tuy nhiên, vào thời tiền sử, ở cả hai miền Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều xuất hiện loài báo đốm Mỹ khổng lồ to lớn hơn rất nhiều.[/justify]
[justify]Loài báo đốm Mỹ khổng lồ có chân và đuôi dài hơn ngày nay, mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do chúng phải thích nghi với môi trường rừng ngày nay khiến thân hình ngắn đi.[/justify]
[justify]Báo đốm Mỹ khổng lồ có kích thước tương đương với một con sử tử hoặc một con hổ đã phát triển đầy đủ, nhưng có lẽ mạnh mẽ và rắn khỏe hơn rất nhiều.[/justify]
[justify]Cho đến nay có 2 loài báo đốm Mỹ khổng lồ được biết đến là: Panthera onca augusta, từ Bắc Mỹ, và Panthera onca messembrina, từ Bắc Mỹ (còn được biết đến với cái tên là báo Patagonian). Hầu hết báo đốm Mỹ khổng lồ sống vào thế Canh Tân và bị tuyệt chủng khoảng 11 nghìn năm trước đây, trong thời kỷ Băng Hà.[/justify]
[justify]Báo đốm Châu Âu[/justify]
[justify]Không giống với loài báo đốm khổng lồ được nói ở trên, loài báo đốm Châu Âu hay còn gọi là Panthera gombaszoegensis không thuộc họ báo ngày nay. Không ai biết loài báo đốm Châu Âu trông như thế nào, chỉ một vài nhà khoa học cho rằng chúng giông giống loài báo đốm ngày nay, có lẽ là lai lai giữa sư tử và báo đốm.[/justify]
[justify]Một hóa thạch họ mèo được tìm thấy ở Đông Phi được cho là giống với loài báo đốm Châu Âu, và được mô tả là có nét giống với loài hổ.[/justify]
[justify]Nếu không nhìn vào diện mạo của loài báo này, thì chúng thực sự là loài đồng vật ăn thịt khổng lồ có trọng lượng tên lới 210kg hoặc hơn nữa. Chúng đã tồn tại ở Châu Âu khoảng 1,5 triệu năm trước, và những hóa thạch còn lại được tìm thấy ở Đức, Pháp, Anh, Tay Ban Nha và Hà Lan.[/justify]
[justify]Sư tử sống trong hang[/justify]
[justify]Đây là loài sư tử khổng lồ nặng tới 300kg hoặc hơn thế. Sư tử sống trong hang là loài động vật săn mồi nguy hiểm nhất và có mạnh mẽ nhất trong Kỷ Băng Hà tại Châu Âu. Có rất nhiều bằng chứng thể hiện sự kính sợ và có lẽ là tôn thờ loài động vật này của người tiền sử.[/justify]
[justify]Cho đến nay, con người đã tìm được vô số những bức họa trên hang động và một vài bức tượng vẽ hình ảnh của kẻ săn mồi dũng mãnh bậc nhất đó. Điều thú vị là chúng không hề có bờm mà chỉ là đám lông xếp nếp quanh cổ giống như loài hổ ngày nay. [/justify]
[justify]Một vài bức tranh vẽ những sọc mờ trên chân và đuôi của chúng khiến nhiều nhà khoa học cho rằng chúng có liên quan đến loài hổ. Tuy nhiên, những nghiên cứu gen trên xương cổ đại đã xác nhận đây là loài sử tử.[/justify]
[justify][justify]Homotherium[/justify]
[justify]Homotherium, con được biết đến với cái tên là “Mèo Scimitar” là một loài mèo gần như hoàn hảo nhất trong thời tiền sử, được phát hiện tại Bác Mỹ và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Mèo Homotherium có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại môi trường sống, kể cả vùng lãnh nguyên Bắc cực và tồn tại trong khoảng 5 triệu năm. Loài mèo này đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm.[/justify]
[justify]Homotherium thường đi săn theo bày nhỏ, chạy nhanh và hoạt động trong suốt một ngày (tránh phải chạm trán với những động vật săn mồi về đêm). Chân trước của chúng rất dài và ngắn hơn chân sau khiến chúng trông giống giống loài linh cẩu. Dựa vào các hóa thạch tìm thấy, các nhà khoa học xác định Homotherium là một loài khá lớn với cân nặng lên tới 400kg, lớn hơn cả loài hổ Siberia ngày nay.[/justify]
[/justify]
[justify]Machairodus kabir[/justify]
[justify]Machairodus kabir nhìn khá giống một con hổ khổng lồ với chiếc răng nanh cong dài, một cái đuôi cũng khá dài và chỉ có một vài vết sọc đốm hoặc một vài kiểu khác trên lông.[/justify]
[justify]Người ta hiếm khi nhắc đến Machairodus như một loài mèo khổng lồ, nhưng một vài hóa thạch được tìm thấy tại Chad, Châu Phi lại chứng tỏ đây là loài mèo lớn nhất với trọng lượng khoảng 490kg hoặc thậm chí là 500kg và có kích thước như một con ngựa.[/justify]
[justify]Đặc biệt, thức ăn của Machairodus kabir là những con voi, tê giác, và các động vật ăn cỏ cỡ lớn sống vào thời của nó. Loài sát thủ này đã tuyệt chủng trong thế Miocene, rất lâu trước khi có sự xuất hiện của con người.[/justify]
[justify]Sư tử Mỹ[/justify]
[justify]Được hầu hết các nhà khoa học công nhận là loài mèo lớn nhất mọi thời đại, sư tử Mỹ hay còn gọi là Panthera atrox có lẽ là con mèo tiền sử được biết rõ nhất sau Smilodon (sẽ được đề cập trong phần dưới đây).[/justify]
[justify]Sư tử Mỹ sống ở Bắc và Nam Mỹ (từ Alaska đến Peru) trong kỷ Pleistocene, và bị tuyệt chủng 11 nghìn năm trước đây, tức là cuối kỷ Băng Hà. Có một điều chắc chắn, sử tử Mỹ là loài mèo lớn nhất Bắc Mỹ trong kỷ Băng Hà, với cân nặng lên tới 470kg, và có thể là đến 500kg. Điều này giúp chúng có thể “săn và chén” các con mồi lớn.[/justify]
[justify]Cho đến nay, cách săn mồi của sử tử Mỹ vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi khi một số người cho rằng chúng săn mồi theo nhóm, số khác lại tin rằng chúng có thể đi săn đơn độc. Cũng cần phải chú ý răng, sư tử Mỹ và loài mèo sở hữu răng nanh cong khỏe (như loài vừa được nhắc đến ở trên) cùng tồn tại tốt đẹp trong cùng một thời kỳ thì khả năng đi săn đơn độc và săn những loài thú khác nhau là lời giải thích hợp lý cho điều đó. [/justify]
[justify]Hổ Pleistocen[/justify]
[justify]Thông tin về loài mèo này có lẽ là sơ sài và ít nhất trong số được nghiên cứu. Có lẽ hổ Pleistocene không phải là một loài riêng biệt, mà là “phiên bản sơ khai” của loài hổ ngày nay. Loài này có thể đã sinh sống ở một nơi nào đó tại Châu Á trong khoảng 2 triệu năm trước. Điều này dựa trên đặc điểm của những con mồi của chúng.[/justify]
[justify]Smilodon[/justify]
[justify]Trong số các loài hổ có bộ răng dài nhọn, thì Smilodon là một trong những “ngôi sao nổi tiếng nhất”, và cũng là một trong những loài thú dữ nguy hiểm nhất. [/justify]
[justify]Dù không được nhanh nhẹn như Mèo lớn ngày nay, nhưng Smilodon lại vô cùng mạnh mẽ với tứ chi và cổ khỏe, cũng như cứng cáp hơn chúng, đặc biệt là bộ vuốt dài khỏe giúp chúng giữ con mồi chắc hơn. Răng nanh của Smilodon có thể dài tới 30cm, và thực sự là một vũ khí hoàn hảo để gây thương tích nghiêm trọng cho một con voi ma mút hoặc bất kì một con vật nào bất hạnh rơi vào tầm ngắm của chúng.[/justify]
[justify]Smilodon đã bị tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm, tức là chúng có lẽ đã chạm chán với con người và “bị con người săn bắn” ít nhất là một lần. Sự tuyệt chủng của Smilodon là sự tuyệt chủng của loài mèo tiền sử duy nhất có lời giải thích rõ ràng. Chúng là nạn nhân của một loài thú ăn thịt ghê gớm khác có tên là Thylacosmilus, cai trị vùng Nam Mỹ hàng triệu năm cho đến khi mực nước biển xuống thấp và Bắc Mỹ được nối liền với Nam Mỹ.[/justify]
[/justify]