1. Modul vũ khí tổng hợp này có tên gọi là BattleGuard, được Mỹ thử nghiệm thành công hồi tháng 10/2012. Modul do công ty Raytheon chế tạo. BattleGuard được trang bị thiết bị quang điện tử, quan sát bằng màn hình TV và điều khiển từ xa. Điểm đặc biệt của modul này là sự kết hợp cùng lúc các loại vũ khí khác nhau, trong đó có tổ hợp tên lửa chống tăng, súng máy 5,56 mm và súng phóng lựu tự động. Modul có khả năng cùng lúc tiêu diệt hai mục tiêu với tính chất hoàn toàn khác nhau, ở các góc khác nhau nhờ hệ thống máy tính hiện đại. BattleGuard có thể được lắp đặt trên hầu hết các loại phương tiện quân sự, từ tăng hạng nặng cho tới xe bánh hơi chiến thuật hạng nhẹ.
2. Khung hỗ trợ di chuyển PowerWalk. Thiết bị này chỉ nặng 750 g mỗi bên chân và có khả năng tạo ra nguồn năng lượng 12 w khi di chuyển, đủ để sạc cùng lúc 4 điện thoại di động. PowerWalk do công ty Bionic Power chế tạo. Quân đội Mỹ và Canada hiện đã đặt hàng thiết bị này. Dự kiến, các bộ thử nghiệm sẽ được giao hàng vào năm sau, 2013.
3. Áo tàng hình. Công ty nghiên cứu Hyperstealth Biotechnology của Canada đã chế tạo thành công áo tàng hình Quantum Stealth. Nguyên lý tàng hình của áo là uốn cong các sóng ánh sáng xung quanh. Loại áo tàng hình này cho phép các lực lượng đặc biệt thực hiện các cuộc tấn công vào ban ngày mà không bị phát hiện. Công nghệ này còn có thể áp dụng cho máy bay tàng hình, tàu ngầm và nhiều loại vũ khí khí tài khác để làm mù đối phương. Quân đội Mỹ và Canada đang tài trợ cho dự án này.
4. “Lớp da thứ hai” bằng công nghệ nano. Lớp da này giúp binh sĩ chống lại các loại vũ khí sinh-hóa mà áo giáp hay các thiết bị khác không có tác dụng chống đỡ. Loại “da” này do Phòng thí nghiệm Quốc gia Livermore và Trường đại học Massachusetts của Mỹ chế tạo.
5. Hệ thống “super soi” PIXNET. Hiện có rất nhiều thiết bị giúp tăng cường hiệu quả quan sát và ngắm bắn trong mọi điều kiện thời tiết và ngày đêm. Tuy nhiên, chúng thường đơn lẻ và đơn chức năng. Quân đội Mỹ đã quyết định kết hợp các thiết bị này lại và cho ra đời hệ thống “super soi” mang tên PIXNET.
6. Đạn tự dẫn. Người Mỹ đã thành công trong việc chế tạo loại đạn tự dẫn bằng lader có khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2 km. Các cuộc thử nghiệm cuối cùng đã được hoàn tất. Viên đạn tự dẫn này dài 10 cm, được lắp đặt thiết bị cảm quang có tác dụng phát hiện tia lader chiếu vào mục tiêu. Nhờ vậy, viên đạn có thể thay đổi đường bay và có độ chính xác cao.
7. Hệ thống dẫn đường NAVSOP. NAVSOP được coi là phương án thay thế cho Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS, có khả năng xác định vị trí các mục tiêu. Điểm khác biệt của NAVSOP là khả năng sống còn và tính ổn định cao. Thiết bị này không cần cơ sở hạ tầng và máy phát vô tuyến. Hệ thống này được sử dụng trong trường hợp GPS không thể hoạt động như trong tòa nhà, trong rừng rậm hoặc dưới lòng đất. Ngoài ra, nhờ sử dụng tín hiệu vô tuyến phát đi từ các vệ tinh có quỹ đạo bay thấp, NAVSOP có thể hoạt động ở các khu vực xa xôi hẻo lãnh.
8. Pháo điện từ. Hồi đầu năm 2012, Mỹ bắt đầu thử nghiệm mẫu pháo điện từ do BAE Systems thiết kế. Ngoài ra, một công ty khác là General Atomics cũng tham gia vào lĩnh vực này. Pháo điện từ không sử dụng vật liệu cháy nổ để đẩy đầu đạn. Tuy nhiên, nhờ từ trường mà loại pháo này có thể đẩy các đầu đạn có khối cực lớn đi xa với tốc độ tối đa lên tới 9.000 km/h. Dự kiến, loại pháo này sẽ được Mỹ lắp đặt trên các chiến hạm
9. Radar thông minh. Hiện nay, người ta thường sử dụng mục tiêu giả hoặc tín hiệu nhiễu chế áp nhằm chống lại tín hiệu radar. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rochester, New York đã phát minh ra hệ thống radar có khả năng vô hiệu hóa các phương pháp chống radar trên. Loại radar này sử dụng photon phân cực để phát hiện các mục tiêu và gây dựng hình ảnh của nó. Việc can thiệp vào các photon hoặc tạo tín hiệu phản hồi giả cũng đều bị phát hiện.
10. AlphaDog. AlphaDog là hệ thống robot hỗ trợ bộ binh được thiết kế riêng cho lính Mỹ mang trọng tải nặng. AlphaDog có thể mang vác với trọng tải 181,44 kg trên quãng đường 32,18km ở nhiều địa hình rừng núi phức tạp.
11. Súng trường thông minh TrackingPoint. Súng được trang bị thiết bị điện tử thông minh, nên ngay cả người mới tập cũng có thể bắn trúng mục tiêu. Trước khi bóp cò, người bắn đánh dấu mục tiêu bằng cách ấn nút trên bộ phận cò súng, sau đó mới bóp cò. Sau khi bóp cò, súng không nhả đạn ngay, mà chỉ nhả đạn khi điểm dấu mục tiêu hoàn toàn trùng với chữ thập của ống ngắm. Súng được trang bị ống ngắm loại 6-30x (Model XS2 và XS3) và 6-35x (Model XS1). Ống ngắm tự động điều chỉnh khoảng cách và các tham số đạn đạo khác. Thiết bị tính toán đường đạn đảm bảo độ chính xác ở khoảng cách tới 1.200 m cho model XS1, 1000 m cho model XS2 và 750 m cho model XS3. Ba model này dự kiến sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2013.
Đây là con robot công nghệ cao do Nhật Bản chế tạo. Robot nặng 4,5 tấn và cao 4 m. Robot có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau.
12. Lazer vũ trụ. Bất chấp việc quân sự hóa không gian vũ trụ bị cấm, song các dự án nghiên cứu chế tạo vũ khí vũ trụ vẫn được tiến hành. Viện công nghệ Massachusetts của Mỹ hiện đang phố hợp với Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, Lockheed Martin và Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo vũ khí laze vũ trụ. Người Mỹ cho rằng loại vũ khí này sẽ bảo vệ các vệ tinh của Mỹ trên quỹ đạo. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vũ khí lazer vũ trụ của Mỹ có thể tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách cực lớn.
13. Bom bay BattleHawk. Công ty Textron Defense Systems đã tiến hành thử nghiệm loại máy bay không người lái BattleHawk mà thực chất là một loại bom bay. BattleHawk được trang bị các loại đạn 40 mm, camera quan sát và có thể lao vào mục tiêu bất cứ lúc nào. Tổng khối lượng của hệ thống Battle Hawk chỉ khoảng 2 kg. Vật liệu nhựa và sợi carbon không chỉ giúp giảm trọng lượng máy bay mà còn giúp nó có khả năng tàng hình đối với radar. Tốc độ của BattleHawk là 100 km/h, có khả năng bay liên tục 30 phút. Loại bom bay này vừa có khả năng trinh sát, vừa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ và các mục tiêu mặt đất cỡ nhỏ.
14. Sâu robot Meshworm. Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học Harvard Mỹ kết hợp với Đại học Seoul Hàn Quốc đã chế tạo thành công con sâu robot đầu tiên với khả năng di chuyển linh hoạt như một chú sâu thật trên nhiều địa hình với tốc độ khoảng 5 mm/s. Meshworm được làm từ “cơ nhân tạo” hình ống lưới polymer linh hoạt kết hợp vòng dây phân đoạn sợi titan/niken xung quanh. Làn sóng co bóp lần lượt trên mỗi phân đoạn, tạo sức ép lên ống lưới, giúp đẩy nó về phía trước như cách di chuyển của một chú sâu. Cách di chuyển này giúp giảm tiếng ồn khiến chúng thích hợp cho các mục đích trinh sát trong quân sự.
15. Giáp chống đạn nano. Hiện nay giới công nghệ quân sự trên thế giới đã thành công trong việc tạo ra loại giáp chống đạn nhẹ để thay thế các loại áo giáp nặng và cồng kềnh. Loại giáp này sử dụng vật liệu nano tổng hợp được cấu tạo thành nhiều lớp.
16. “Hình nhân thế mạng” Rover. Đây là loại mục tiêu giả sử dụng trong huấn luyện do công ty Marathon Robotics chế tạo. Chúng được bọc thép và có khả năng chuyển động tương tự các mục tiêu sống giúp nâng cao hiệu quả huấn luyện. Loại robot này có thể mang hình hài của những tên khủng bố hoặc đối phương giả định
17. Súng vi sóng MEDUSA. Đây thực chất là loại vũ khí phi sát thương, tạo ra các bức xạ sóng cực ngắn tác động lên bộ não của con người. Bức xạ sóng cực ngắn này có khả năng tạo ra những nỗi sợ hãi trong tiềm thức, hoặc những ảo giác về âm thanh khiến đối phương phải tê liệt hoàn toàn. Do sóng này không đi qua tai mà đi qua vỏ não nên các thiết bị chống tác động âm thanh thông thường đều bị vô hiệu hóa. Nguyên tắc hoạt động của MEDUSA là làm nóng các mô bên trong não bằng xung vi sóng. Khi đó, tác dụng nén - nở mô của vũ khí này sẽ tạo ra những sóng âm được cơ thể nhận biết như một loại tiếng ồn nào đó. Loại vũ khí này do Sierra Nevada Corp chế tạo.
18. Robot Rock ‘em Sock ‘em. Công ty PAL Robotics của Tây Ban Nha đang nghiên cứu chế tạo loại robot hai chân có khả năng nhận biết con người, nâng đồ vật bằng tay và vượt các loại vật cản khác nhau. Loại robot này có thể sử dụng cho mục đích quân sự như tiếp cận các mục tiêu nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ y tế.
19. Máy bay không người lái siêu thanh. Những thành công của Northrop Grumman và Lockheed Martin trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái trong năm 2012 tuy không được coi là cuộc cánh mạng, song đã tạo bước tiến quan trọng. Mẫu máy bay SR 72 và Aurora của hai hãng này với tốc độ 6.400 km/h và đạt độ cao gần 30 km thậm chí được nhận định có thể thay thế các loại vệ tinh do thám. Tuy nhiên, dự báo phải tới năm 2020, các loại máy bay này mới có thể được đưa vào trang bị.
20. Robot “ruồi”. Dù có kích thước nhỏ và hình dáng “kỳ quái”, song những con robot nhỏ này lại tiềm ẩn nhiều khả năng phi thường. Hiện nay giới quân sự rất quan tâm phát triển các mẫu robot này cho các mục đích trinh sát các mục tiêu nguy hiểm như các khu vực có chứa vũ khí sinh hóa
21. Robot Vaudeville. Đây là con robot công nghệ cao do Nhật Bản chế tạo. Robot nặng 4,5 tấn và cao 4 m. Robot do một người điều khiển và có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau. Tuy phải mất rất nhiều thời gian nữa robot này mới có thể hoàn thiện song ý tưởng của công trình này được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.