[size=4]20 năm nằm liệt
Về Xuân Hòa Đông, Hải Hòa, Hải Hậu, Nam Định vào một chiều nắng gắt. Căn nhà nhỏ của Hồng rộn lên bởi câu chuyện chân thành cởi mở. Trần Xuân Hồng (tên khai sinh là Trần Văn Trường), dù đã 31 tuổi xuân nhưng cuộc sống với anh lại là gần 20 năm nằm liệt trên chiếc giường cũ kỹ. Tai nạn không may xảy ra với chàng trai sinh năm 1980 trong gia đình 5 người con ấy vào một ngày khi anh còn trẻ thơ.
Ấy là vào năm 1992, Xuân Hồng mới 12 tuổi, ngày ấy nhà nghèo lại đông con, cậu bé Hồng phải chăn trâu ngoài những giờ đến trường, và không may trong một lần cưỡi trên lưng trâu bị ngã gây thương tật nghiêm trọng. Chạy chữa khắp nơi hết đông lại tây y, cũng đã ba bốn lần phẫu thuật đóng đinh nhưng số phận vẫn không mỉm cười với anh, cậu bé Hồng ngày ấy đã mãi mãi chẳng thể ngồi dậy được, đến nay vào tuổi tam thâp nhi lập tuổi xuân của anh vẫn bị căn bệnh liệt kìm kẹp trên chiếc giường vô tri.
[/size]
![]() |
“Lâu nay tôi chỉ khao khát có được chiếc máy vi tính để giao lưu, học hỏi và làm điều gì đó có ích” |
[size=4]
20 nằm nằm bẹp một chỗ Hồng không hề biết đến hình ảnh cuộc sống thế giới bên ngoài. Đó là những năm tháng phải nằm một chỗ nhìn thời gian trôi trong vô vọng nước mắt Hồng đã rơi thật nhiều, không ít lần cơn đau hành hạ nhưng anh vẫn âm thầm chịu đựng chẳng một câu than phiền.
Anh bảo:“ mình có đau một chút, mẹ cha xót đau thắt long”. Nói chuyện với Hồng tôi ấn tượng bởi vẻ lạc quan và khát vọng sống của anh. “Ai cũng sống một lần, nên sống sao cho vui vẻ và có ích thì không có gì phải hối hận, mình kém may mắn nên chỉ mong có được công việc phù hợp để được có ích cho cộng đồng thì mình không có gì nuối tiếc”-Xuân Hồng vui vẻ nói.
Thèm được làm người có ích
Xuân Hồng chia sẻ, hàng ngày anh tìm niềm vui là làm bạn với đài báo và ti vi, cũng từ những chương trình đó anh tìm được những người bạn cùng cảnh ngộ, sẻ chia yêu thương. Lần mò từng số điện thoại nghe được trên đài, ti vi và qua sự giới thiệu của những người bạn Hồng làm quen với nhiều người bạn đồng cảnh.
Bằng giờ năm ngoái, nhóm “Ước vọng xanh” của anh ra đời. “Dù mỗi người một nơi nhưng chúng tôi thường xuyên liên lạc, gọi điện thăm hỏi và cho nhau niềm vui sống mỗi ngày.” Anh nói thêm: từ ngày quen được những người bạn mới khát vọng sống trong tôi được khơi dậy. Tôi thèm làm được người có ích. Vì thế ngày nào tôi cũng nghĩ xem mình có thể làm được việc gì? Nhưng với một người sức vóc chẳng bằng một nắm, lại không có điều kiện học hành thì làm được gì…muốn làm được gì đó thì phải được giao lưu học hỏi với cuộc sống bên ngoài đã, chứ cô lập một chỗ thế này thì “lực bất tong tâm”.
Nói về ước mơ, đôi mắt anh sáng lên: “Lâu nay tôi chỉ khao khát có được chiếc máy vi tính để giao lưu, học hỏi và làm điều gì đó có ích” nói đến đó anh ngập ngừng, nhìn trân trân lên trần nhà, dường như anh buồn vì ước mơ ấy xa xôi lắm. Âu cũng dễ hiểu, trong ngôi nhà tuyềnh toàng không có đồ đạc gì đáng giá ngoài chiếc tủ, và chiếc ti vi cũ kỹ…chỉ còn lại ba người, hai người sinh ra anh cũng đã già, anh trai thì không may mất sớm, còn các chị em gái ai cũng có gia đình và cuộc sống nhiều khó khăn lắm, với sự bôn ba làm lụng nuôi nổi gia đình là sự vất vả nhọc nhắn đè nặng đôi vai gầy của người cha già.
Thêm vào câu chuyện về Hồng. Chị Hằng nhà bên cạnh đồng cảm chua xót:“Tôi ở đây mấy chục năm qua nhìn chú ấy nằm liệt một chỗ tội nghiệp lắm, sống mà chẳng biết đến cuộc sống bên ngoài”. Khi tôi chia tay Hồng ra về, chị hàng xóm nhà anh còn gọi với theo nhắn nhủ:“chú nhớ giúp đỡ chú ấy nhé”, còn Hồng anh cười rất tươi, ánh mắt trìu mến gửi theo một niềm tin.
Có thể với nhiều người thì có được chiếc máy vi tính chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nhưng với anh Hồng thì đó là cả một ước mơ. Hy vọng sau bài viết này sẽ có nhiều độc giả mở lòng cảm thông cùng giúp cho ước mơ “lớn” của anh thành hiện thực.
[/size]
- [*][size=4]Tiến Dũng (theo vietnamnet)[/size]