Nghệ thuật sống 2011-12-04 02:43:11

Vài ý kiến nhỏ cho phần kết truyện Tấm Cám


[size=3]Gần đây mọi người bàn luận rất nhiều về việc thay đổi kết thúc trong truyện Tấm Cám. Có người cho rằng nên thay đổi phần kết truyện, không nên để Tấm trừng phạt Cám bằng cách: bày cho Cám bí quyết làm trắng, đào hố sâu bảo Cám ngồi xuống hố rồi đổ nước sôi, Cám chết, Tấm làm mắm gửi về cho dì ghẻ, dì ghẻ ăn khen ngon đến khi ăn gần hết nhìn thấy đầu con thì lăn đùng ra chết.[/size]

[size=3]
[/size]


[size=3]
Nhiều người cho rằng việc làm ấy đã làm mất đi vẻ đẹp của Tấm - một cô gái nết na hiền dịu. Đặc biệt truyện này còn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nên phần kết đã được thay đổi đi: Tấm dội nước sôi xuống hố, Cám chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Kết thúc như vậy có vẻ nhẹ nhàng hơn và Tấm "đỡ ác" hơn. Song theo nhiều ý kiến thì cho rằng không nên thay đổi kết truyện vì truyện đã đi sâu vào tâm thức mọi người qua bao thế hệ, đó là một câu truyện cổ hay và cần được gìn giữ đúng nguyên bản. Ai cũng có những lí giải đầy thuyết phục cho ý kiến của mình.[/size]

[size=3]Bản thân tôi cũng có những tìm hiểu về truyện dân gian, xin có một vài ý kiến xung quanh kết của câu truyện này.[/size]

[size=3]Truyện cổ tích nói riêng và những truyện dân gian nói chung đều thể hiện những ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, công lí được thực thi, cái thiện thắng cái ác, ác giả ác báo, trong các câu truyện cổ tích càng cho ta thấy rõ điều đó.[/size]

[size=3]Tấm Cám là một truyện cổ tích cũng thể hiện những mơ ước của nhân dân ta lúc bấy giờ. Nếu ai đó đã từng tìm hiểu về lịch sử nước ta sẽ thấy cuộc sống của người dân dưới xã hội xưa hết sức cực khổ. Họ là người lao động chính trong xã hội, làm ra của cải vật chất nhưng lại không được hưởng những nguồn lợi đó nhiều người đã phải bán vợ, bán con có khi bán chính bản thân mình để có thể duy trì cuộc sống. Trong khi ấy, bọn quan lại, địa chủ chiếm số ít trong xã hội nhưng lại nắm trong tay nhiều quyền hành, được hưởng các nguồn lợi mà không phải làm gì cả. Cũng giống như cô Cám, chỉ rong chơi trên bờ đến lúc về thì lừa Tấm đi gội đầu rồi trút hết giỏ cá của Tấm sang giỏ của mình để về lĩnh thưởng. Một ngày lao động vất vả của Tấm đã bị cướp trắng, lẽ ra phần thưởng phải thuộc về Tấm mới là xứng đáng. [/size]

[size=3]Người dân luôn hiền lành, chịu thương chịu khó có phần cam chịu với cuộc sống của mình nhưng "cây muốn yên mà gió chẳng đừng". Các thế lực phong kiến luôn tìm mọi cách để bòn rút sức lao động cũng như của cải, vật chất rồi hãm hại họ khiến cuộc sống của người dân càng trở nên túng quẫn, cơ cực. Đã bao lần mẹ con Cám hãm hại Tấm, không cho Tấm có cuộc sống yên ổn dù Tấm chưa một lần làm hại mẹ con Cám, khi đã là hoàng hậu Tấm vẫn giữ tròn chữ hiếu, vẫn nhận phần việc vất vả về mình… Chỉ có đến phần kết truyện chúng ta mới thấy sự phản kháng của Tấm và sự phản kháng mạnh mẽ ấy khiến ta bị bất ngờ. Nếu là một người khác mà có cách cư xử như vậy có lẽ sẽ ít người thắc mắc nhưng Tấm lại là một cô gái vẹn toàn đẹp cả người lẫn nết do đó việc làm ấy làm mất hẳn sự hiền dịu nết na vốn có của Tấm, một cô Tấm khác hẳn sau việc làm ấy: độc ác, ghê gớm và trái hẳn với những gì ông cha ta đã dạy "lấy ân báo oán".[/size]

[size=3]Nhưng tại sao truyện Tấm Cám vẫn luôn được yêu thích, hình ảnh Tấm vẫn luôn đẹp trong suy nghĩ của mọi người?[/size]

[size=3]Tấm là hình ảnh đại diện cho những người dân hiền lành, chất phác. Những gì Tấm trải qua cũng chính là những gì họ đã phải gánh chịu. Họ đã tự an ủi mình bằng cách nghĩ đến sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên là những ông tiên, ông bụt để thoát ra khỏi thực tại cuộc sống bất hạnh nhưng những thế lực trong tưởng tượng ấy cũng không thể giúp họ có được một cuộc sống ổn định hơn. "Con giun xéo mãi cũng quằn" phải chăng sự phản kháng của cô Tấm-một cô gái hiền dịu đã nói lên rằng: cuộc sống của họ đã quá khổ rồi, nếu họ không tự cứu mình, không tự tay tiêu diệt đi thì sẽ có ngày họ bị trả giá cho tình thương không dành đúng chỗ. Và khi họ phản kháng thì bao ấm ức, bao khổ đau dồn nén bao ngày sẽ được bùng ra. Họ mượn hình ảnh của Tấm để thể hiện sự trừng phạt của mình với những thế lực làm hại họ.Tấm là một cô gái ngoan hiền, thông minh, hiểu biết, từ nhỏ đã luôn biết trước, biết sau để những kẻ đó thấy rằng: họ cũng là những người hiểu biết, họ có thế cam chịu nhưng chỉ đến một mức độ nào đó thôi nếu để họ phản kháng lại thì sẽ rất ghê gớm và đáng sợ. Người dân đã không để các thế lực siêu nhiên khác trừng phạt giúp mà muốn chính mình làm điều đó. Đó là một mong muốn chính đáng.[/size]

[size=3]Nếu trong truyện này chúng ta phân ra rõ rệt hai đối tượng: Tấm là đại diện cho người nông dân trong xã hội xưa, mẹ con Cám đại diện cho những thế lực chèn ép, bóc lột nông dân thì sẽ dễ dàng hơn cho sự tìm hiểu truyện.[/size]

[size=3]Người dân luôn mong có sự công bằng, sống có đạo lí, "gieo nhân nào gặt quả ấy" nhưng không thể mãi khoan dung với những kẻ không biết điều, những kẻ luôn tìm cách hại người.[/size]

[size=3]Thiết nghĩ chúng ta không nên thay đổi kết truyện vì đó là phản ánh suy nghĩ cũng như đấu tranh lên đến tột đỉnh của người dân. Có lẽ phải đau khổ, ấm ức lắm thì người ta mới biến thành hành động như vậy, có như thế người dân mới thấy công bằng với những gì họ phải gánh chịu. Giữ nguyên phần kết để chúng ta có thể hiểu hơn về những mơ ước đến cháy lòng của người dân "Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa". Có nên chăng là trong quá trình giảng dạy hay tìm hiểu chúng ta có những lí giải phù hợp để học sinh cũng như người đọc hiểu đúng về truyện, về việc làm của Tấm cùng những mong ước của người dân trong xã hội xưa.[/size]

[size=3]Truyện dân gian là một kho tàng quý báu cần gìn giữ và truyện Tấm Cám là một vật báu trong kho tàng ấy bởi vậy càng cần những ý kiến, phân tích thấu đáo hơn để không mất đi vẻ đẹp.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)