[size=2]Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, câu hỏi đúng sai không quan trọng, nếu thí sinh lập luận ngược lại đề thi với lý lẽ chặt chẽ thì vẫn có điểm.[/size]
Thí sinh tranh luận sau khi kết thúc môn Văn của kỳ thi ĐH 2012. Ảnh Lê Hiếu. |
Chiều 10/7, ngay sau khi thí sinh kết thúc môn thi cuối cùng của đợt 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc họp báo tổng kết kỳ thi.
Trong cuộc họp, bên cạnh những thông tin tổng kết về kỳ thi như số lượng kỷ luật, công tác tình nguyện, có tiêu cực hay không…. đề thi đại học năm nay cũng được trao đổi nhiều.
Theo ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Quản lý và Đo lường Chất lượng Giáo dục (thuộc Bộ GD&ĐT), thì quan điểm chung ra đề của Bộ, thứ nhất là bám sát chương trình THPT. Thứ hai là việc ra đề có sự phân hóa, nhưng cũng đảm bảo thí sinh trung bình làm được điểm (ở 4-5 điểm). Qua phản ánh ban đầu thì có lẽ đề thi năm nay đã đạt được yêu cầu này.
Riêng đề thi môn Văn, lý giải cho việc câu nghị luận gắn với những vấn đề nóng trong xã hội, Phó cục trưởng cho biết: "Đó là xu hướng ra đề của những năm nay, và sẽ tiếp tục trong các năm tới. Mục đích của việc ra đề theo xu hướng này là nhằm giúp học sinh tránh học vẹt".
Riêng đề thi môn Văn khối D, yêu cầu phụ huynh phát biểu ý kiến của mình về, ông Trần Văn Nghĩa cho biết: "Đúng hay sai của câu nói ấy không quan trọng. Bởi Bộ đưa ra một vấn đề để bình luận, và học sinh có thể lập luận ngược lại đối với đề ra. Nếu học sinh có ý nào khác với đáp án mà đúng thì vẫn cho điểm. Bộ khuyến khích sự sáng tạo, nhưng phải đủ lý lẽ và lập luận".
Về việc chấm thi, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết: "Đề mở thì đáp án chấm thi cũng mở".
Đối với thông tin cho rằng, đề thi các môn khối C, Sử - Địa tương đối khó với thí sinh, ông Nghĩa chia sẻ: "Đề thi tự luận có điểm yếu là không dàn trải được (trong khi trắc nghiệp phổ được kiến thức rộng). Riêng đề vấn đề biển đảo trong môn Địa lý, Bộ không có chỉ đạo cụ thể. Bởi vì có rất nhiều bộ với các chủ đề nóng và bám sát chương trình học, năm nay chọn ngẫu nhiên về đề tài đó".
Bị 'động chạm', sĩ tử vẫn đưa Bigbang, Suju vào bài Văn
Dù đề Văn có phần "chĩa mũi" vào tín đồ Kpop (nhạc Hàn Quốc), nhưng có một điều khá bất ngờ, đó là bên cạnh những thần tượng rất chuẩn mực như giáo sư Ngô Bảo Châu, ca sĩ Mỹ Tâm…. thì không ít thí sinh cho biết các em vẫn chọn Bigbang, Suju, SNSD…. trong phần liên hệ cá nhân của câu hỏi nghị luận.
Hôm 9/7, sau khi kết thúc môn Ngữ văn, tại hội đồng thi ĐH KHXH&NV (TP.HCM), khá nhiều thí sinh cũng cho biết rằng thần tượng của các em là các nhóm nhạc xứ Hàn. Chỉ một trong số hơn 10 em được hỏi chia sẻ rằng, em chọn chính thầy giáo của mình là người đáng ngưỡng mộ. Thầy đã cho em kiến thức, niềm yêu thích học hỏi cũng như sự sẻ chia trong cuộc sống.
Còn lại, tình yêu của các thí sinh vẫn là những cô gái chân dài, các mỹ nam đến từ xứ sở kim chi. Tại những hội đồng thi khác, không ít sĩ tử cũng cùng chung quan điểm đó.
Một thí sinh thi vào ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) chia sẻ rằng, cô bé lựa chọn phần liên hệ bản thân với thần tượng là Big Bang. Theo cô, không chỉ em mà khá nhiều anh chị 8X cũng đam mê nhóm nhạc số 1 Hàn Quốc này, và cô bé không ngần ngại khẳng định tình yêu của mình trong bài Văn thi đại học. Big Bang là những chàng trai tài năng, cá tính và hoàn toàn xứng đáng là thần tượng.
Một thí sinh thi khác cũng thi vào ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội (thi tại cụm ĐH Vinh) cho biết: "Em thấy thích thú với đề Văn này, em rất thích nhạc Hàn, nhưng rất không đồng tình với việc các bạn "hôn ghế thần tượng" hay chửi cha mẹ. Dù vậy, trong phần liên hệ với bản thân, em vẫn khẳng định rằng thần tượng của em là Suju. Em thể hiện sự hâm mộ của mình bằng cách sưu tập tranh ảnh, các clip hay học cách nhảy của Suju".
Cô bé cho biết, cô thấy rằng không cần phải "ấm ức" vì đề Văn dường như có động chạm đến thần tượng của mình, cũng không nên vì thế mà phải "cố nhịn", chọn lấy một nhân vật khác làm thần tượng. Đây là một cuộc thi quan trọng, và việc thể hiện quan điểm, sự yêu thích có chừng mực là điều cần làm.
Dân mạng sốt với 'ông hàng xóm dạy con' Câu chuyện xuất hiện trong cuộc chiến vô tiền khoáng hậu giữa các tín đồ nhạc Hàn với những người khác. Ngay sau khi kết thúc môn đầu tiên của khối D, đề Văn về "thảm họa mê muội thần tượng" đã lập tức trở thành vấn đề nóng trong giới trẻ. Giữa các cuộc tranh cãi kịch liệt, có lập luận, có lí lẽ lẫn văng tục…, xuất hiện câu chuyện về một "ông hàng xóm" dạy con - một cô gái xem thần tượng hơn gia đình. Câu chuyện nhanh chóng được nhiều người yêu thích, bởi thái độ quyết đoán của người bố, đồng thời cũng là bài học cho niềm đam mê thái quá của các bạn trẻ. Chuyện kể về một bậc phụ huynh đã cho con gái "bay" ra khỏi nhà cùng quần áo, vì tình yêu thần tượng hơn gia đình của cô con gái. Dù "thề không bao giờ quay trở lại", nhưng sau 2 tuần "dạt vòm", cô bé về nhà quỳ trước cửa, khóc lóc thảm thiết. Dù vậy, phụ huynh vẫn không cho vào nhà, chỉ bảo vợ mang cơm ra cửa cho con gái cưng ăn. Sau đó, ông bắt cô con gái nhuộm lại tóc đen, cấm sử dụng máy tính, cơm 3 bữa một ngày, không một xu dính túi, tự đi bộ đến trường… Khi chia sẻ lại với hàng xóm, người bố đã vừa khóc vừa chia sẻ là hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập cũng không nghe nên mới phải làm như vậy". Điều khiến dư luận quan tâm nữa là người bố này dù đuổi con ra khỏi nhà nhưng vẫn âm thầm đi theo để bảo vệ con gái. Ông đã xin nghỉ việc một tuần để theo dõi con, tránh cho cô bé rơi vào những cạm bẫy ngoài xã hội. Độc giả có thể chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề thần tượng trong giới trẻ Tại đây. |