Chuyện shock 2011-11-24 10:47:03

Vàng nè luyện ơi vào đây mà cướp <Gặp phải thần rồi con ạ>


[size=1][size=4]Kỳ nhân canh giữ kho vàng giữa lòng Hà Nội vẫn nghèo túng[/size][/size]20 năm canh giữ kho vàng bí mật giữa lòng Hà Nội nhưng "dị nhân" Hoàng Thân vẫn sống qua ngày kham khổ nhờ vào hoa quả, tre măng…

Nếu không gặp “dị nhân” Hoàng Thân( SN 1956) giữa vườn Quốc gia Ba Vì ( Hà Nội), chẳng ai biết rằng giữa lòng thủ đô lại có kho vàng sa khoáng chưa được khai thác.

Phát hiện ra kho vàng từ 20 năm trước đây, hàng chục năm nay, người đàn ông này bám trụ tại khu vực, sống qua ngày kham khổ nhờ vào hoa quả, tre măng, ngày đêm mong chờ đến ngày khai thác đống vàng để được hưởng “vinh hoa phú quý”.

Ảnh minh họa


Kho vàng bí mật

Nhà của ông Thân nằm lọt thỏm trong khu rừng Quốc gia Ba Vì rộng mênh mông. Người quen gọi ông là “người rừng” cũng chẳng ngoa, vì ở cái nơi “thâm sơn cùng cốc” này, cả tháng, thậm chí cả năm ông làm bạn với đồi núi, với kho vàng sâu tít trong rừng. Gặp khách lạ ông mừng ra mặt vì như ông bảo “thèm được nói chuyện lắm, suốt ngày quanh quẩn trong rừng rú nên chẳng được mở mồm với ai”.

Ông để tóc dài buộc sau gáy, khuôn mặt lạnh, mắt gườm gườm, lâu lâu lại bật lên điệu cười bí hiểm sắc lạnh. Hỏi ông “Tại sao lại để tóc dài thế kia?” và ướm thêm câu “Đại ca có khác” thì ông cười lớn “Đại ca gì nữa, từ hồi xưa rồi. Tôi ở rừng lâu ngày nên tóc dài ra, chẳng ai cắt cho”.

Quê của “người rừng” ở đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Năm 1974, ông đi bộ đội đặc công ở Tây Nguyên, không mảnh rừng nào mà ông chưa từng băng qua. Sau 9 năm trong quân ngũ, ông ra quân về quê. Gia đình, quê hương nghèo khó không có đất canh tác mưu sinh, ông cùng với chiếc ba lô đi lang thang khắp đất Ba Vì kiếm sống, rồi biết tin ở đây có nhiều mở vàng nên đến với vùng Ba Vì từ đó.

“Ngày đó khu vực này loạn lạc vì nạn khai thác vàng, luật lại chưa nghiêm nên mạnh ai nấy thắng. Hồi tôi mới gia nhập đội đào vàng, bọn đầu gấu có bữa nó đánh hộc máu mốm, rồi còn trấn cướp phần vàng của mình làm được nhưng phải cố nén chịu nhục, chống lại là chết mất xác” - ông Thân kể lại.

Ông Thân nhớ lai, hồi đó vàng nhiều vô kể, ở một số khu vực như Đồng Xô, Bặn, Xoan… là khu vực vàng sa khoáng, người dân chỉ cần đầu tư một mảnh ván để làm cái tời, sau đó chỉ việc bốc đất vào mà đãi. Do là khu vực vàng sa khoáng nên có người đào được cả thỏi vàng to bằng bao thuốc lá hay như quả trứng. Dân trúng vàng như thế nên càng đào càng hăng. Bản thân ông cũng đã từng “trúng quả” khi vớ được hàng chục lượng vàng thô. Dự định sẽ đem xuống núi đi bán kiếm chút tiền giúp gia đình, thế nhưng có người “chơi xấu” lấy cắp, ông lại lâm vào cảnh “nghèo vẫn hoàn nghèo”.

Sau khoảng nửa năm làm “phu vàng”, Thân âm thầm “ tụ tập lực lượng” đến 60 người cùng chung hoàn cảnh bị đám “số má” ức hiếp, ăn chặn. Nhận thấy ở bãi khai thác vàng cũ này vừa đông người lại vừa bị ức hiếp, Thân nghĩ rằng “vùng nào có vàng thì chắc chắn không chỉ có một mỏ mà phải có đên vài mỏ” nên sau những đêm vắt óc suy nghĩ, ông lại đeo ba lô đi tìm bãi vàng mới. Ba Vì là khu vực “rừng thiêng, nước độc”, ông băng rừng một mình từ ngọn núi này đến ngọn núi kia để đào bới tìm “miền đất hứa”. Đi được khoảng nửa tháng thì tìm được mỏ vàng mới ở địa phận thôn Lũng Cua, xã Vân Hòa vào năm 1990” - ông Thân nhớ lại.

“Khi ấy tôi chui vào một cái hang, dùng con dao khoét sâu vào đất đá, rồi nhận ra dạng đất đá này cũng giống với đất đá nơi bãi vàng cũ. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi khẳng định ngay chỗ đó là bãi vàng, sung sướng hét to: “Đổi đời rồi”, vẫn lời ông Thân nhớ lại.

Băng rừng quay về bãi vàng cũ thông báo với anh em thân thiết, ông kéo cả đội lên khai thác ở mỏ vàng mới và quyết tâm “sống chết cũng bảo vệ lãnh địa”.

20 năm nuối tiếc

Ngày ấy luật lệ còn chưa kín kẽ như bây giờ, sau khi tìm được mỏ vàng mới, ông đã dễ dàng xin được giấy phép khai thác của địa phương. Thế nhưng “niềm vui ngắn ngủi chẳng tày gang”, chưa đầy hai năm sau đó, nhà nước ra quân dẹp bỏ những vi phạm “xẻ thịt thiên nhiên”, đầu năm 1992 khu vực được quy hoạch về rừng Quốc gia Ba Vì, nghiêm cấm mọi việc khai thác khoáng sản.

Các chiến hữu “ khoác ba lô về quê, riêng ông Thân không rời xa rừng, vẫn dựng lán trông coi bãi vàng với hi vọng một lúc nào đó sẽ lại được “múc” lấy bãi vàng. Ông thuật lại: “ Tôi tiếc lắm, khi ấy khai thác được bao nhiêu vàng tôi đều bán đi hết giá rẻ bèo, được bao nhiêu tiền dồn vào việc gia cố kho vàng chứ không giữ của”.

Ông Thân nhẩm tính, trong vòng 10 năm “loạn vàng”, có thể hàng tấn vàng thô đã được bốc lên từ lòng đất Ba Vì. Tuy nhiên hồi đó công nghệ khai thác còn lạc hậu, chủ yếu là đào thủ công nên người ta chỉ khai thác được những chỗ có vàng sa khoáng, vàng lộ thiên… còn vàng gốc thì chưa khai thác được. "Riêng khu vực vườn nhà tôi hiện tại, nếu giờ đào lên có khi cũng phải được cả tạ vàng chứ chẳng chơi” - ông cho biết.

Như để minh chứng cho một thời “kim loạn”, ông dẫn chúng tôi băng qua những đường hào chằng chịt, chỉ trỏ ra khi vực phía xa: “Mảnh đất này trước đây thuộc quyền của băng Trại Cau, phía dưới là băng Na Rì, kia là băng Nông Trường… Để moi móc được vàng, cả vạn người đã cày xới cả một vùng rộng lớn lên đến hàng trăm hécta. Tuy nhiên, số vàng lấy được có lẽ chưa nhiều lắm bởi vì hầu hết những bưởng vàng này đều nằm trên cao và heo hút trong rừng. Khi dân vừa đào chạm vào vỉa thì cũng là lúc nhà nước phát hiện và ra lệnh cấm”.

Từ trình báo phát hiện ra bãi vàng sa khoáng ở Lũng Cua của Hoàng Thân, cơ quan chức năng đã có những cuộc thăm dò địa chất để xác định trữ lượng, diện tích cũng như những thông tin khác về mỏ vàng. “Bộ Công nghiệp nặng ngày ấy đã ký vắn tắt với tôi về việc xác nhận tôi là người đầu tiên phát hiện ra bãi vàng nên khi bãi vàng được khai thác tôi sẽ được hưởng 3% trữ lượng vàng tìm thấy” - ông Thân cho biết.

Vào những năm 1992, một Doanh nghiệp Nhà Nước đã từng đến khai thác và ông Thân từng được hưởng phần “lộc” nhưng chưa được bao lâu thì không hiểu lý do gì mà việc khai thác bị dừng lại đến giờ.

Ông Thân có vẻ là người trọng chữ tín. Tờ biên bản ký tắt 20 năm nay đã ố màu thời gian nhưng ông vẫn nâng niu như báu vật và tin vào sức mạnh của nó. Thế nên 20 năm nay, ngày đêm "người rừng" mong ngóng dự án khai thác mỏ vàng nơi ông đang trông giữ sẽ được cấp phép khai thác trở lại. “Các anh cứ tưởng tượng xem, nếu khi khai thác thì tôi chỉ cần được hưởng 3% số lượng vàng thì đã thành tỉ phú. Giờ một chỉ vàng đã mấy triệu rồi, ở đây vàng rải rác khắp mấy quả đồi chứ ít đâu”. Trầm ngâm một lúc sau, ông lại sực nhớ ra thắc mắc: “Nhưng tôi đã chờ 20 năm nay, lâu quá rồi. Mà chỉ biên bản ký tắt thì không biết đến giờ nó còn giá trị gì không. Mong manh lắm”.

Ông cũng bảo rằng, những khi cơ hàn, thiếu thốn, cứ đêm ngủ là ông vắt tay lên trán suy nghĩ. Ông nuối tiếc vì trước đây khi khai thác được vàng đã bán đi hết mà không giữ lại được một cục cho hôm nay đỡ kham khổ. "Hồi đó tôi tiêu phí hoang quá, đến giờ tiếc nhưng không làm lại được. Ngu thì chết thôi” - ông Thân tiếc nuối.

Nôi tiếc nuối đi cả vào giấc mơ: “Tôi thường mơ thấy mình ngồi ở một chỗ mà xung quanh toàn vàng là vàng, ánh sáng phát ra xung quanh lung linh”.

“Đói nhăn răng” trên đống của

Một nghịch cảnh trái khoáy là sống trên đống vàng nhưng “đại ca” Hoàng Thân lại đang chịu cảnh nghèo “rớt mồng tơi”. Trước đây ông dựng lán, sau đó ông dựng một ngôi nhà nhỏ, lụp xụp ngay cạnh một cái hang vàng, hàng ngày ông vừa bảo vệ hang vàng trước sự lăm le của kẻ xấu, vừa ngắm nghía những tinh thể vàng được lẫn bên trong những cục đá trong hang. Đây là một hang khá sâu, bên trong những có mạch nước chảy ra, nhìn mắt thường cũng thấy rõ những cục đất đá này sáng lên màu vàng. “Những gì nhìn thấy trong hang này chỉ là một phần rất nhỏ của bãi vàng sa khoáng đựợc nằm sâu dưới nền đát – nền nhà của tôi mà thôi” - ông Thân ưỡn ngực “khoe”.

Để sống và trông coi bãi vàng, ông Thân không thể cứ luẩn quẩn mãi nhìn bãi vàng mà tiếc nuối, ông cũng phải lao động. Một mình ông đứng ra nhận 43 ha rừng Ba Vì, trong đó có mảnh đất chứa nhà và bãi vàng ông tìm ra. Một mình ông quần quật phát quang bụi rậm rồi trồng rừng, phần diện tích ít ỏi vài ha là trồng cây ăn quả. Trong lúc chờ đợi những cây ăn quả như bưởi, cam, măng lớn lên, để có tiền sống ông phải đi làm đá, làm cát ở các con suối của huyện Ba Vì. Ban ngày đi làm thuê, ban đêm ông lại quay về với núi, với bãi vàng.

Sau này khi những cây hoa quả trên mảnh đất của ông bắt đầu cho thu nhập thì ông mới không phải đi đội đất đá thuê mà ở nhà định hái quả, hái chè kiếm sống. Vậy mà cũng không được yên, “cứ đến mùa thu hoạch là khi về ăn sạch, thành thử có năm lỗ thê thảm. Sau này tôi phải phá cây ăn quả đi để trồng mănh tre là cái thứ chim choc, khỉ không ăn được nên may ra mới có lãi”. Những khi được mời, ông còn làm thuê một số mô hình trồng trọt cho một số cơ quan khác lấy tiền sống như trồng thuốc bắc, ươm giống cây, mỗi năm cũng kiếm được 10 – 15 triệu đủ rau cháo qua ngày. Im lặng một hồi lâu rồi ông lại bật lên nụ cười bí hiểm: “Nhưng tôi vẫn mong rồi cuộc đời tôi sẽ đổi vận, đống vàng vẫn nằm dưới nền nhà tôi đấy”.

Thấy là là vì tại sao nằm trên đống vàng chỉ có mình mình trông coi.mà sao không đào lên một ít bán kiếm tiền mà sống cho khỏi phải than nghèo, ông cười lớn giải thích: “Lấy được vàng thì tôi cũng đã lấy rồi, không đến lượt các anh “xui dại”. Nhưng đau một lỗi là mình không lấy được vì ở đây là vàng gốc, muốn lấy được thì phải đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, rồi nghiền mịn đá thạch anh ra, cho hóa chất vào làm vàng tan thành nước, rồi mới lọc được vàng. Các anh tưởng dễ à? Ngày trước dân đến đây đào, nhưng theo tôi đoán cũng chỉ mới lấy được khoảng 20% vàng, vì lúc đó công nghệ còn lạc hậu”.

Ông phân trần thêm: “Ngoài ra còn chưa kể đến việc vàng là tài nguyên quốc gia, vườn nhà tôi thuộc sự quản lí của nhà nước nên đụng vào một cái là người ta biết ngay. Nhưng cái khổ, cái khó ấy tôi biến thành vinh quang, vì tự nhủ rằng mình là người giữ lại cả một đồi vàng cho quốc gia, cho toàn dân. Đấy là cái sự an ủi lớn nhất cho bản thân tôi”.

“Thừa giấy vẽ voi”

Một mình sống trong rừng, công việc làm thuê lạ phập phù nên những lúc rảnh rỗi, ông Thân giở trò “ thừa giấy vẽ voi” và quyết định lập một “ kỉ lục” của riêng mình: Vác đá hàng ngàn bậc thang lên cái hang gần đó được người ta đặt tên là hang Ngọc Hoa công chúa ( Vợ của Tản Viên sơn thánh trong truyền thuyết).

Nhìn cái thân hình bé loắt choắt của ông, người ta không thể tin được là ông có thể vần được những khối đá nặng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể. Ông kể rằng, có ngày ông còn đưa được liền một lúc hàng chục phiến đá từ trên đỉnh núi xuống để đắp thành những bậc thềm. Công việc đội đá này tính ra ông cũng đã “lai nhai” làm suốt 20 năm ròng. Khi nào chán vác đá, ông lại quay sang dọn mảnh vườn, trồng cây tre, cây mơ… khi nào sức khỏe tốt ông lại quay sang “điệp khúc” vác đá.

Đến nay ông đã làm được bao nhiêu bậc đá lên “nơi ở” của vợ Tản Viên sơn thánh chính ông cũng không rõ, chúng tôi định đếm từng viên nhưng 15 phút sau đã thở dốc khi đầu gối đã chực khuỵu xuống trên đường leo lên. Ông Thân cười: “Áng chừng từ nhà của tôi lên đến nơi phải mất vài cây số. Thế nhưng việc vác đá vẫn chưa xong đâu, tôi còn định làm nốt 3 cây số từ nhà tôi xuống dưới chân núi nữa”.

Nhìn cái thân hình còm nhom của ông, rồi lại nhìn khoảng cách con đường làm bằng bậc thềm mà ông dự định làm thì khách phát hoảng. Hỏi “Sức ông đã yếu rồi, tuổi thì cũng đang dần về già, vậy ông còn có đủ niềm tin để làm tiếp công việc “đội đá cho thần” nữa không?”. Ông Thân trả lời tỉnh bơ: “Quá nửa cuộc đời đã ở đây rồi, tiếc gì nữa những ngày còn lạ mà không làm cho thỏa tâm nguyện”.

Ông Hoàng Văn Lộc, chủ tich UBND xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội):


“Thời kì những năm cuối 1980 đầu 1990, khu vực rừng Ba Vì thuộc xã Vân Hòa diễn ra tình trạng khai thác vàng tự phát, nhiều nhóm khai thác vàng tha phương đến đây rồi tranh giành khai thác.

Sau này khi nhà nước đã dẹp nạn vàng tặc, trường hợp ông Hoàng Văn Thân được giao một phần diện tích rừng thuộc Rừng Quốc gia Ba Vì để quản lí, canh tác.

Đây là phương pháp tốt nhất để kết hợp giữa người dân và Nhà nước trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng. Riêng những tài sản cố định như đất đai, khoáng sản, cây gỗ thì người dân chỉ được khai thác khi được sự cấp phép của Nhà nước”.

GS. Tạ Hoà Phương (ĐH khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết Ba Vì là khu vực có nhiều vàng sa khoáng. Điều này đã được nghiên cứu, chứng minh và thể hiện trên bản đồ phân bố khoáng sản khu vực Ba Vì của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam.

Theo đó, chỉ tính riêng ở xã Vân Hòa đã có tới hai mỏ vàng được phát hiện. Một mỏ vàng có tên là nhiệt dịch, hay còn gọi là vàng gốc, trải dài từ đỉnh đến lưng chừng một dãy núi trong rừng Ba Vì và nằm dọc theo dòng suối Cả. Nếu đem so sánh bản đồ này với thực địa thì mỏ nhiệt dịch nằm đúng trong khu vườn của ông Hoàng Văn Thân. Một mỏ vàng khác có tên là nón phóng vật, hay còn gọi là vàng sa khoáng nằm dưới chân núi Ba Vì thuộc khuc vực Đồng Xô.

Tuy nhiên mỏ này đã bị khai thác và cày xới tan hoang.GS. Phương giải thích thêm: “Nếu phát hiện ra mỏ vàng nhiệt dịch thì sẽ phát hiện ra nón phóng vật. Do sự vận động kiến tạo địa hình của bề mặt trái đất, những lớp đá thạch anh có chứa vàng dần dần sẽ bị phá bung ra và sự phá hủy này sẽ giải phóng một lượng lớn vàng.

Khi mưa to, nước sẽ đẩy vàng chảy xuống phía chân núi và đọng lại ở một nơi nào đó gọi là nón phóng vật. Vì đặc điểm này nên sa khoáng sẽ dễ khai thác hơn vàng nhiệt dịch. Tuy nhiên, trữ lượng vàng tại khu vực này là bao nhiêu thì chưa có ai ước tính được.



Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)