Mời các bạn cùng xem những bức ảnh cực quang kì thú được chụp ở dãy núi Brooks, thuộc bang Alaska của Mỹ, cực Bắc địa cầu, được giới thiệu trên trang Nationnal Geographic Nhật Bản.
Cực quang hình cánh cung, cực quang được tạo thành do bụi từ từ mặt trời va chạm với khí quyển.
Những cành cây đóng băng ở Brooks Alaska. Hình ảnh hiếm thấy này chỉ có được khi những bông tuyết rơi bị gió thổi
sang hai bên bám vào cây tạo thành, khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C.
sang hai bên bám vào cây tạo thành, khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C.
Mặt nước đóng băng lấp lánh buổi bình minh. Ảnh chụp vào tháng 3 ở dãy núi Brooks, Alaska.
Trăng tròn trên dãy núi Brooks, chụp vào một đêm yên tĩnh,thậm chí không có gió.
Chiếc lều và Cực quang. Mặt sông đóng băng rất dày đến nỗi có thể dựng lều trên đó,thế nhưng nước bên dưới bắt đầu tan chảy tạo nên những âm thanh rầm rì như báo hiệu mùa xuân. Cực quang xanh hình cung hình thành ở bầu trời cực thấp phía Bắc.
Lốc xoáy cực quang. Vào nửa đêm trăng tròn tháng 3, cực quang ở phía Nam dãy Brooks đột nhiên bị cuốn vào cơn lốc xoáy hướng về phía mặt trăng trong khoảng 30s.
Trong bóng tối, cực quang chợt tỏa sáng rực rỡ.
Điệu nhảy của cực quang. Do hoạt động của mặt trời với chu kì 11 năm, cực quang cũng tỏa sáng theo trong nhiều ngày liền.
Màn cực quang phía trên những ống khói. Màn cực quang tạo ra là do cực quang bị ảnh hưởng bởi những đường từ trường
của trái đất, màn cực quang luôn thay đổi, không có hình dáng nhất định.
của trái đất, màn cực quang luôn thay đổi, không có hình dáng nhất định.
Cực quang tỏa sáng trong đêm, vắt ngang dãy núi Brooks, dưới bầu trời đầy sao của Alaska như một chiếc cầu ánh sáng.
Quang cảnh cực kì ngoạn mục.
Quang cảnh cực kì ngoạn mục.