[size=6]Là một quốc gia có bờ biển dài và nằm trong khu vực Biển Đông, quân đội Việt Nam với quan điểm phòng thủ đã chủ động trang bị cho mình những khí tài đủ mạnh.[/size]
[size=6]Mô phỏng cơ chế giám sát và tấn công mục tiêu của Bastion - P.[/size]
[justify]Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động mạnh nhất thế giới do Nga sản xuất: Bastion-P (kí hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5).[/justify]
[justify]K-300P chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút. Tổ hợp Bastion-P có khả năng tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc cả cụm tàu chiến. Đồng thời, tổ hợp này có thể tấn công các cụm tàu đổ bộ bờ biển của đối phương.[/justify]
[justify]Tổ hợp Bastion-P hoàn toàn hoạt động tốt trong điều kiện nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất.[/justify]
[justify]Mỗi tổ hợp Bastion-P được trang bị tới 24 tên lửa chống hạm Yakhont. Các chuyên gia vũ khí đánh giá, Yakhont là một trong những loại tên lửa chống hạm uy lực nhất thế giới. Tổ hợp Bastion-P được trang bị các hệ thống radar hiện đại và hệ thống điều khiển hỏa lực mới nhất giúp tổ hợp có thể phát hiện, theo dõi và tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.[/justify]
[justify]Trong cơ cấu tổ hợp Bastion-P, quỹ đạo bay của Yakhont được cung cấp bởi hệ thống radar dẫn bắn của tổ hợp. Sau khi phóng, ở pha đầu và giữa bay theo chế độ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn.[/justify]
[justify]Ở pha cuối, đạn tên lửa sẽ tự kích hoạt radar tự thân để phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75 km đối với các mục tiêu lớn và hạ độ cao bay bám mặt biển (5-15 m). Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của nó trước các tổ hợp phòng thủ điểm trên hạm.[/justify]
[justify]Khi tới gần mục tiêu, radar tự thân của Yakhont tiếp tục bám mục tiêu để hiệu chỉnh đường bay. Với tốc độ siêu thanh đạt tới 800 m/giây, mục tiêu rất khó phản ứng lại kịp và có thể bị tiêu diệt bởi đầu nổ phá mảnh cực mạnh nặng 200-250 kg của đạn tên lửa Yakhont.[/justify]
[justify]Điểm mạnh của đạn tên lửa Yakhont là việc lập trình đa chế độ dẫn bắn kết hợp với radar tự thân của tên lửa có khả năng kháng nhiễu và tự động chọn chế độ quét (góc quét +/- 45 độ ở bán cầu phía trước của tên lửa).[/justify]
[justify]Thông thường, Yakhont có 2 chế độ bắn chính là: bay quỹ đạo cao-thấp hỗn hợp và thấp-thấp. Ở phương thức dẫn bắn đầu tiên, tầm bắn của Yakhont có thể đạt 300 km, còn phương thức thứ 2 chỉ có tầm bắn đạt 120 km (bay bám mặt biển).[/justify]
[justify]Tuy nhiên, đây là phương thức tạo những cú đánh bất ngờ vì chiến hạm đối phương rất khó phát hiện ra đạn tên lửa Yakhont bắn tới.[/justify]
[justify]Khi tới gần mục tiêu, radar tự thân của Yakhont tiếp tục bám mục tiêu để hiệu chỉnh đường bay. Với tốc độ siêu thanh đạt tới 800 m/giây, mục tiêu rất khó phản ứng lại kịp và có thể bị tiêu diệt bởi đầu nổ phá mảnh cực mạnh nặng 200-250 kg của đạn tên lửa Yakhont.[/justify]
[justify]Điểm mạnh của đạn tên lửa Yakhont là việc lập trình đa chế độ dẫn bắn kết hợp với radar tự thân của tên lửa có khả năng kháng nhiễu và tự động chọn chế độ quét (góc quét +/- 45 độ ở bán cầu phía trước của tên lửa).[/justify]
[justify]Thông thường, Yakhont có 2 chế độ bắn chính là: bay quỹ đạo cao-thấp hỗn hợp và thấp-thấp. Ở phương thức dẫn bắn đầu tiên, tầm bắn của Yakhont có thể đạt 300 km, còn phương thức thứ 2 chỉ có tầm bắn đạt 120 km (bay bám mặt biển).[/justify]
[justify]Tuy nhiên, đây là phương thức tạo những cú đánh bất ngờ vì chiến hạm đối phương rất khó phát hiện ra đạn tên lửa Yakhont bắn tới.[/justify]