[size=3]Le Monde, tờ báo thuộc loại hàng đầu của Pháp, vừa đăng bài tựa đề "Việt Nam đối diện khủng hoảng và tương lai chế độ".[/size]
[size=3]Bài báo của tác giả Philippe Delalande, kinh tế gia, thành viên nhóm nghiên cứu về Á châu, đề cập tới "các thách thức của Đại hội Đảng Cộng sản".[/size]
[size=3]Bài báo mở đầu bằng nhận định rằng Đại hội Đảng vào tháng 1/2011 sẽ có các mục tiêu chính là bầu ra ban lãnh đạo mới, xác định đường hướng đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoàng và cải thiện hoạt động của hệ thống chính trị.[/size]
[size=3]Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ không thể tiếp tục cương vị của mình và chiếc ghế tổng bí thư sẽ mở ngỏ cho các ứng viên với ba điều kiện: dưới 65 tuổi, là ủy viên Trung ương (tuy trên thực tế là ủy viên Bộ Chính trị) và, theo một quy định bất thành văn, là người miền Bắc.[/size]
[size=3]Tác giả bài viết nói trong các cái tên đang được đồn đoán, tên ông Tô Huy Rứa được nhắc tới nhiều hơn cả.[/size]
[size=3]Ông Rứa được bầu vào Bộ Chính trị từ tháng /2009, có thể là một sự chuẩn bị trước về nhân sự. Ông mới 63 tuổi và là người miền Bắc. Quan trọng hơn nữa, ông giữ vai trò quan trọng trong Bộ Chính trị, với cương vị phụ trách ngành Văn hóa-Tư tưởng ở cấp trung ương.[/size]
[size=3]Theo bài báo, chỉ ông Nguyễn Tấn Dũng là có hy vọng tại vị ở chức Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ, còn các chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ có người mới.[/size]
[size=3]Trong khi cuộc chạy đua vào các vị trí trên đang diễn ra, Việt Nam đang đối diện các vấn đề cấp bách.[/size]
[size=2][size=3]Nhiệm vụ kinh tế[/size][/size][size=3]Khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho tốc độ tăng trưởng vốn rất mạnh từ năm 1991 ở Việt Nam chững lại. Tỷ lệ lạm phát quý 1 năm 2008 lên tới 28%.[/size]
[size=3]Người Việt đổ đi mua vàng và đô la để tích trữ khiến giá chợ đen tăng cao, gây tâm lý hốt hoảng. Sức mua sụt giảm dẫn tới đình công đòi tăng lương của người lao động.[/size]
[size=3]Tới cuối năm 2008, lượng xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước châu Âu và Hoa Kỳ giảm mạnh.[/size]
[size=3]Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một kế hoạch hồi phục kinh tế. Tới cuối năm 2009, GDP đạt tăng trưởng 5,1 %, một kết quả không quá kém.[/size]
[size=3]Thế nhưng Việt Nam lại đối diện với đủ loại thâm hụt, trong đó thâm hụt ngân sách lên tới 9% GDP.[/size]
[size=3]Việt Nam trở nên phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để cân bằng cán cân thanh toán.[/size]
[size=3]Tuy nhiên, tác giả bài viết trên Le Monde nói tình hình khá khó khăn nhưng không đến nỗi quá gay cấn. Nợ công của Việt Nam chưa vượt quá 48% GDP. Và Việt Nam có thể được lợi nhờ vào sức mạnh vượt khủng hoảng của châu Á.[/size]
[size=3] [/size][size=3]Báo Pháp đánh giá cơ hội chính trị của ông Tô Huy Rứa[/size]
[size=3]"Đảng Cộng sản sẽ phải rút kinh nghiệm từ thời kỳ trên, cải tiến quá trình ra quyết sách kinh tế để tránh lặp lại những gì đã xảy ra trong năm 2008-2009."[/size]
[size=3]Đó là một chủ đề của Đại hội Đảng sắp tới.[/size]
[size=3]Chuyên gia Pháp nhận định rằng khác với Trung Quốc, nơi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo cả đảng, nhà nước và quân đội, chức tổng bí thư ở Việt Nam không có quyền lực bao trùm như vậy.[/size]
[size=3]Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từng đề xuất, giống như Trung Quốc, quy tụ hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước vào một. Tuy đề xuất của ông Phiêu đã bị bác, nó có thể được khơi dậy tại Đại hội lần này.[/size]
[size=3]Bài viết nhận định cuộc chiến chống tham nhũng là một trong các thử thách của Đảng Cộng sản vì chưa có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.[/size]
[size=3]Theo phúc trình mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 120 trong 180 quốc gia về mức độ tham nhũng và báo cáo 2010 của[/size]
[size=3]Ngân hàng thế giới thì cho hay 65% dân Việt Nam nói tham nhũng là vấn đề trầm trọng ở trong nước.[/size]
[size=3]Tham nhũng đã làm xói mòn niềm tin của người dân vào lãnh đạo. Tuy Việt Nam có luật chống tham nhũng, nhưng thực hiện luật này thế nào thì lại là chuyện khác.[/size]
[size=3]Tác giả bài viết trên Le Monde nói Việt Nam cần cải thiện tính độc lập của nền tư pháp và điều này sẽ phải nằm trên bàn nghị sự của Đại hội Đảng.[/size]