|
Cộng hoà Séc giúp Việt Nam nâng cấp Rada P-18 do Nga sản xuất từ việc tín hiệu thông thường lên kĩ thuật số, (ảnh: radartutorial.eu) |
Nhật báo Singapore The Straits Times cho biết: cho đến gần đây, công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Việt Nam được biết đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam ký kết thành công trong nhiều hợp đồng vũ khí lớn nhất từ trước đến nay như mua: 6 các tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga, 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2, 6 thủy phi cơ Series DHC-6 400 của Canada dùng để trang bị cho cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đặt mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Extra của Israel và vào tháng trước tàu chiến lớp Gepard 3.9 thứ hai của Nga đã chính thức được hải quân nhân dân Việt Nam tiếp nhận.
|
Thế hệ radar thụ động thứ 4 mang tên "Vera-E" của Cộng hòa Séc bán cho Việt Nam có thể phát hiện ra máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ở cách xa 250km. |
Bên cạnh đó, có hai đơn đặt hàng mới với Cộng hòa Séc chưa được công bố. Vào năm ngoái, Việt Nam đã tiếp nhận 3 dàn radar Vera thụ động tinh vi của Séc. Cách đây vài tháng Cộng hòa Séc còn giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng tín hiệu thông thường, lên thành sử dụng đường truyền kỹ thuật số.
Hệ thống radar Vera thay thế 3 dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi 3 dàn ra da đặt mua trước đó không phát huy được hiệu quả như ý muốn.
|
Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khác khó có thể tiếp cận đươc, (ảnh:flugzeuginfo.net) |
Hiện nay, theo chuyên gia Karniol, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khó có thể tiếp cận được.
|
Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết loại tên lửa phòng thủ này, gọi tên là Extra, có tầm bắn hơn 150 km, mang đầu đạn 125 kg. Sai số trong bắn trúng mục tiêu vào khoảng 10 mét. (ảnh:IAI) |
Ngoài việc tìm mua vũ khí từ Séc, Việt Nam cũng chú ý đến nguồn cung cấp từ Ấn Độ. Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09 vừa qua, Tập đoàn Liên doanh Ấn – Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.
Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.
Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.
Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
|
Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh. Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. |
Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga – Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này. Theo đó khi có trong tay loại tên lửa này sức chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới.
Theo Phunutoday
ra ngày 26/9/2011