Trong xã hội ngày nay có người tưởng họ là cái rốn của vũ trụ.
Họ có thể là đàn ông hay đàn bà
Bắt đầu từ thuở mới bước vào tuổi trưởng thành, họ thường hay được người ta khen tặng và ái mộ trong mọi hoàn cảnh.
Họ rất ư là mãn nguyện và sung sướng vô cùng.
Vì vậy họ trở nên tự tôn tự đại nhưng ngược lại họ không bao giờ biết cảm thông và biết thương người hết. Họ chỉ biết có họ và chỉ thương có họ mà thôi. Họ không bao giờ có sự đồng cảm với thế nhân kể cả với những người thân trong gia đình họ và…
Ta quá ngon lành mà
- Họ đánh giá tầm quan trọng bản thân của họ quá cao. Bất cứ lúc nào và trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào họ cũng cho rằng chỉ có họ mới ngon lành, mới đúng, mới là chân lý mà thôi. Ai nói điều gì ra dù cho hoàn toàn đúng đi nữa thì cũng đều bị họ gạt ngang hết và bát bỏ hết cả,và họ sửa lại theo ý họ. Họ xem mọi hành động của họ đều quá to tát. Họ tự cho họ ở một vị trí trên thiên hạ. Họ bị ám ảnh bởi ảo tưởng thành công.
- Họ bị thu hút bởi ý tưởng quyền lực, vinh quan cũng như về vẻ đẹp và tình yêu lý tưởng.
- Họ cho rằng họ là người rất đặc biệt và duy nhất chỉ có thể được hiểu bởi những người ở cấp bực thật cao mà thôi.
- Họ lúc nào cũng thèm muốn cần phải được người khác ngưỡng mộ.
- Họ nghĩ rằng tất cả mọi thứ, mọi sự việc trên cỏi đời nầy đều phải tùy thuộc vào họ cả. Bởi lý do nầy nên họ chờ đợi một sự đối xử thuận lợi để có thể thỏa mãn tất cả sư mong muốn và ước mơ của họ.
- Họ không ngần ngại sử dụng mối quan hệ cá nhân để lợi dụng không thương tiếc những người khác hầu đạt được mục đích của họ.
- Họ là người thiếu lễ độ, có thái độ kiêu căng, ngạo mạn, tự tôn, tự đại rất cao.
- Họ thường thích khống chế, áp đặt, dẫn dắt người khác. Tóm lại họ chỉ muốn nắm địa vị chỉ huy, lãnh đạo, leader trong gia đình, trong các hội đoàn và các đoàn thể xã hội mà thôi. Tóm lại họ là người ham quyền thế và chức tước để le lói với đời.
- Họ nghĩ rằng họ là người tài giỏi nhất, đúng nhất nên người khác không thể nào ưa thích họ được. Họ sẽ dùng và lợi dụng người khác để thực hiện những mưu đồ có lợi cho chính họ.
- Họ không bao giờ bị lương tâm dày vò vì theo họ nghĩ, lỗi cũng tại vì người khác không khôn, không thông minh như họ.
- Họ nghĩ rằng: “Nạn nhân sẽ biết ơn mình. Không có mình thì người kia sẽ ra sao? Đó là một danh dự mà người kia phải ghi nhận”
- Họ thật nhẫn tâm, không bao giờ có lòng thương người. Họ không bao giờ nhận biết được nhu cầu và cảm xúc của người khác để có thể chia sẻ tình cảm và cảm thông với họ.
- Họ thường mong muốn họ được như người khác nhưng lại nghĩ ngược lại rằng chính người khác muốn được như họ.Họ thường đố kỵ với người khác nhưng lại tin rằng người khác cũng đố kỵ họ.
- Khi có một vấn đề không may xảy đến cho người thân, họ rất buồn lòng nhưng đó là nỗi buồn ích kỷ cho chính bản thân họ chớ không phải họ buồn cho hoàn cảnh và số phận của nạn nhân.
Người ái kỷ không thể chấp nhận mình thua người.
Một người ái kỷ không bao giờ chấp nhận được một sự thất bại của chính họ.
Theo các nhà tâm lý học Tanja S. Stucke và Siegfreid L. Sporer, Đại học Giessen, Đức Quốc, phản ứng trước một sự thất bại tùy thuộc vào hình ảnh của chính ta, của cái Tôi hay cái Ngã (ego) theo Phật gíao.
Đối với những người ái kỷ họ không mấy chắc về hình ảnh cái Tôi của họ nên họ thường biểu lộ ra bằng những phản ứng vô cùng dữ dội và hiếu chiến.
Có hai cách để biểu lộ sự tức giận và bất mãn trước một thất bại của chính mình: chĩa mũi dùi vào người khác hoặc vào chính mình.
Đối với người ái kỷ, hình ảnh cái Tôi của họ rất tích cực và quá to lớn nhưng lại bất ổn định nên mỗi khi thất bại họ cảm thấy mất mát đi quá nhiều.
Họ là những đối tượng mà chúng ta cần phải e dè và đề phòng.
Ngược lại những người bản tánh khiêm nhường, yếu đuối, ý thức “cái yếu, cái nhỏ” của họ, nên dễ buồn chán và có khuynh hướng nhường nhịn, chịu lép vế, để cho được yên thân.
Đúng là bệnh rồi?
1) Rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder NPD)
Là một trạng thái không bình thường của nhân cách. Có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao, tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác. (Wikipédia).
2) Ái kỷ lệch lạc (narcissistic pervert)
Để chỉ những người có vấn đề về hình ảnh của chính họ. Họ ghét cay ghét đắng cái hình ảnh họ đang có. Để tồn tại họ tìm cách chuyển cái hình ảnh tồi tàn đó qua người khác. Họ có thể là một người bạn rất thân thích, một đồng nghiệp hay một người trong gia đình. Họ có khuynh hướng, hạ thấp người kia xuống, áp đặt, sai khiến (manipuler) người khác theo như ý họ mong muốn để cố che lấp cái tôi tồi tàn của chính bản thân họ.
Họ là một người bệnh và qua cách phóng chiếu (projection) họ cố ý làm cho người khác bệnh thay họ.
20 dấu hiệu để nhận biết một người mắc chứng ái kỷ lệch lạcTheo hai nhà phân tâm học Jean Charles Bouchoux và Isabelle Nazare Aga thì chúng ta có thể nêu ra 20 dấu hiệu ở một người mắc chứng rối loạn ái kỷ lệch lạc.
1- Họ (có thể là đàn ông hoặc đàn bà), hút hết năng lực, ăn tươi nuốt sống người kia.
2- Họ không có sự đồng cảm và biểu lộ một sự lạnh nhạt trong tình cảm.
3- Họ lúc nào cũng mang trong người một cảm giác không hài lòng kinh niên.
4- Họ hạ nhục đối tượng một cách tinh vi. Lúc đầu ngụy trang qua lớp vỏ trào phúng, nói giỡn nói chơi và từ từ sau đó họ không cần che đậy gì cả.
5- Họ tỏ ra vô cảm, dững dưng trước sự mong muốn của người kia.
6- Họ áp dụng chiến thuật cô lập con mồi.
7- Họ tỏ thái độ họ là cái rốn của vũ trụ.
8- Họ làm cho dối phương có mặc cảm tội lỗi.
9- Họ không thể nào chịu nhận tội hay biết nói tiếng xin lỗi hết (ngoại trừ đây là một chiến thuật của họ).
10- Họ chối từ sự thật.
12- Họ bị ám ảnh bởi hình ảnh xã hội.
13- Họ áp dụng tài hùng biện một cách đáng sợ. Việc đối thoại để giải quyết xung độ trở nên vô vọng.
14- Họ xen kẻ lúc nóng, lúc nguội, và biết kềm chế lúc nào họ đi quá xa.
15- Họ có một tâm thần cứng ngắt.
16- Họ mang một nỗi lo âu sâu đậm và không thể nào chịu đựng được sự sung sướng của người kia.
17- Họ cảm thấy một nhu cầu cần phải phá hỏng hết hạnh phúc quanh họ.
18- Họ đảo ngược lại vai trò để họ được xem là nạn nhân.
19- Họ phán ra những mệnh lệnh nghịch lý và mâu thuẩn khiến cho mục tiêu mất đi điểm mốc. Tâm trí trở nên rối loạn mặc dù họ là người thông minh nhứt. Paul Claude Racamier, người đặt ra ý niệm ái kỷ lệch lạc nói rằng đây thật sự là “đổi hướng của trí thông minh”.
20- Họ cảm thấy được nhẹ nhõm một cách bệnh hoạn khi kẻ kia bị hạ xuống thật thấp.
Kết luận
Các nhà tâm lý học ước đoán có vào khoảng từ 5 cho đến 15% dân chúng trưởng thành biểu lộ một vài nét cá tánh cần nên được sửa đổi lại.
Ngược lại, trong xáo trộn nhân cách thì có những cá tánh rất ư là vững chắc, cố định và đồng thời cường độ trầm trọng không ngừng tăng thêm lên mãi.
Bởi lẽ nầy, xáo trộn nhân cách ái kỷ thường kéo theo sự đau khổ và làm thương tổn đến sự thích ứng và vận hành trong mọi hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống.
[size=4]http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-191467/[/size]