[justify](GDVN) -
Chiều tối hôm qua, ngày 17/9/2013, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Vung tau MRCC), các cơ quan chức năng đã tổ chức một cuộc họp khẩn, nhằm tìm kiếm giải pháp tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân mất tích một cách hiệu quả nhất. Cục Hàng hải Việt đã thành lập tổ điều tra đặc biệt để xác định nguyên nhân vụ tại nạn.
[/justify]- [*]PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân vụ đâm tàu
[*]Các thuyền viên may mắn thoát chết kể về giây phút đâm tàu kinh hoàng
[*]Diễn biến mới nhất vụ tàu cá VN bị tàu Singapore đâm ở biển Vũng Tàu
[*]Trao công hàm phản đối hành động đâm tàu cá Việt Nam của Trung Quốc
Theo ông Phạm Hiển - Giám đốc Vungtau MRCC cho biết, hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai khẩn trương, huy động tối đa lực lượng và phương tiện với nỗ lực và quyết tâm cao nhất.
Ông Phạm Hiển cập nhật thông tin mới nhất cho báo chí |
Cả ngày hôm qua, ngoài tàu cứu nạn SAR 413 và tàu Sima Sapphire luôn túc trực ở hiện trường để tìm kiếm các ngư dân mất tích còn có 3 tàu cá của Tiền Giang với hơn 50 thuyền viên, thợ lặn giỏi nhất. Phương án trước tiên là phải cắt hết lưới vây quanh để thợ lặn có thể tiếp cận xác tàu cá mà không sợ bị vướng.
Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Hiển – Giám đốc Vungtau MRCC nhận định: “Cho đến thời điểm này, chúng tôi không loại trừ khả năng các nạn nhân mất tích đã tử vong bởi khi xảy ra tai nạn, các ngư dân mất tích không mặt áo phao và đã hai ngày mất tích trên biển nên khả năng sống sót khá thấp. Tuy vậy, lực lượng cứu hộ vẫn ghi nhận là các nạn nhân mất tích còn sống để thúc đẩy công tác tìm kiếm tích cực hơn.”
Vấn đề vì sao chưa điều tàu cẩu ra trục vớt xác tàu cá bị nạn để nhanh chóng tìm kiếm thi thể các ngư dân có thể bị mắc kẹt bên trong, ông Hiển trả lời do thời tiết ở khu vực đang rất xấu nên điều kiện chưa cho phép cũng như số lượng lưới trên tàu quá lớn khiến lực lượng cứu nạn chưa thể tiếp cận được các nạn nhân.
Đến cuối ngày 17/9, lực lượng cứu hộ đã thu gom được khoảng 2/3 số lưới bao quanh của tàu cá bị nạn lên thuyền, các thợ lặn đã tiếp cận được phần xác tàu. Tuy nhiên, phần tàu nổi lên mặt biển mà lực lượng cứu hộ quan sát thấy chỉ còn phần mũi, xác tàu cá TG 92189 TS đã bị vỡ nát từng mảnh và bị sóng đánh dạt nhiều nơi. Như vậy, dự đoán có thi thể nạn nhân mắc kẹt trong xác tàu có thể không xảy ra.
Cùng với đó, phương án tìm kiếm trên mặt nước cũng đang được tiếp tục triển khai, mở rộng vùng tìm kiếm.
Các phương án cứu hộ đang được tích cực triển khai |
Thời tiết biển ngày 17/9, diễn biến phức tạp, áp thấp nhiệt đới đã chuyển thành bão khiến cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hết sức khó khăn. Có những lúc trên biển có dông lớn lên buộc thợ lặn phải ngừng tìm kiếm. Ông Hiển còn cho hay ban đêm các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm nhưng hiệu quả không cao vì đêm tối, sương mù dày.
“Phương án tốt nhất là vẫn duy trì các lực lượng đã tìm kiếm hai ngày nay, đồng thời sẽ huy động thêm lực lượng tại chỗ, nhất là các tàu cá, tàu biển đi ngang qua vùng biển xảy ra tai nạn tăng cường cảnh giới, quan sát”, ông Hiển nhấn mạnh.
Đến chiều 17-9 mới chỉ tìm thấy được một thi thể nạn nhân (nghi tên Hùng). Khi tìm thấy người mất tích, tất cả đều được đưa về Vũng Tàu.
Trong một diễn biến khác, ông Lê Văn Chiến - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết: Cục Hàng hải Việt Nam đã ra quyết định thành lập Tổ điều tra vụ va chạm giữa tàu container Sima Sapphire và tàu cá TG 92819 TS, do ông Đỗ Đức Tiến - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam làm tổ trưởng.
Hiện Cảng vụ Vũng Tàu đã làm thủ tục tạm giữ tàu Sima Sapphire để phục vụ điều tra, 18 giờ cùng ngày, theo yêu cầu của Tổ điều tra, tàu Sima Sapphire đã rời hiện trường về Vũng Tàu để phục vụ công tác điều tra. Theo đó, rạng sáng nay, ngày 18/9 tàu đã về đến vùng biển bãi trước TP. Vũng Tàu.
Đại diện Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến thăm hỏi các nạn nhân tại bệnh viện |
Dự kiến sáng nay, ngày 18/9, tổ điều tra và Công an tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu sẽ tiến hành khảo sát thực địa tàu Sima Sapphire, kiểm tra hộp đen, hải đồ, ghi hình hiện trạng vị trí va chạm, thẩm vấn thuyền trưởng và các bộ phận liên quan… nhằm xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Đây là vụ tai nạn hàng hải có yếu tố nước ngoài nên công tác điều tra được tổ chức chặt chẽ, đúng quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định tàu gây tai nạn chở container của Singapore, do một người mang quốc tịch Ucraina làm thuyền trưởng, xuất phát từ TP. HCM đi Malaysia. Trong quá trình di chuyển đến tọa độ trên đã đâm thẳng vào tàu cá gây ra vụ tai nạn kinh hoàng.
Nhận định về nguyên nhân tai nạn, cơ quan chức năng cho rằng: có thể thuyền trưởng tàu Sima Sapphire đã cài chế độ lái tự động, còn tàu cá TG 92819TS neo lại trên luồng để thuyền viên nghỉ ngơi nhưng không phân công người cảnh giới, dẫn tới vụ va chạm, khiến chiếc tàu cá bị chìm ngay sau đó.
Trước đó, vào sáng 17/9, tổ điều tra của Cục Hàng hải Việt Nam đã tiến hành lấy lời khai của 4 thuyền viên bị nạn tại nơi điều trị là bệnh viện Lê Lợi – TP. Vũng Tàu…
Chiều cùng ngày, đại diện của Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang cùng chủ tàu cá TG 92819TS đã đến Vũng Tàu tiếp nhận 4 nạn nhân ở Bệnh viện Lê Lợi đưa về Tiền Giang để tiếp tục theo dõi, điều trị.
[/justify]
Ngọc Luân