Khoa học - Lịch sử 2008-08-11 05:45:46

Vua Lê Nhân Tông - nỗi OAN của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn


Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn
[size=4][/size]

(Ngày 1 tháng 32 Canh Ngọ 1390-Ngày 26 tháng 2 Kỷ Dậu 1429)


Ông là dòng dõi các vua Trần, cháu 4 đời quan Tư đồ triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) Trần Nguyên Đán, cháu 7 đời Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải. Con ông Trần Án và Bà Lê Thị Hoàn. Sinh ra ở địa đầu trang Sơn Đông. Nay là xóm Đa Cai xã Sơn Đông huyện Lập Thạch.
Ông có tuổi thơ trưởng thành ở xã Sơn Đông. Trước khi tìm vào Lam Sơn ( Thanh Hoá) để tụ nghĩa cùng Bình Định Vương Lê Lợi "Trù mưu khởi binh", ông có 11 năm rèn luyện, tìm minh chủ, chờ thời cơ tiêu diệt giặc Minh xâm lược. Ông sớm nhận ra con đường giải phóng dân tộc đúng hướng bởi lòng yêu nước nông nàn và lại là người "Hữu học thức" và "Tinh binh pháp".
Năm 1417, ông vào Lam Sơn tụ nghĩa. Cuộc khởi nghĩa do Bình Định Vương xướng xuất, nổ ra ngày mồng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), ông được giữ chức quan tư đồ. Suốt 10 năm kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), ông luôn luôn là người được Bình Định Vương tin tưởng, "Thường được dự bàn những việc bí mật".
Truyền thuyết có truyền câu sấm: Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi Vi Thần, tả tướng Gốm: Là ghi nhận sự không thể thiếu vắng của ông trong 3 người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Là sự thể nghiệm của con người "Hữu học thức" nơi ông.
Đồng thời, ông cũng là vị tướng tài, như các chiến sĩ xông pha nơi hòn tên mũi đạn ngoài chiến trường, và luôn luôn là người chiến thắng.
- Tháng 7 năm Ất tị (1425), ông đem quân vào giải phòng 2 xứ Tân Bình, Thuận Hoá, gồm một vùng đất dài rộng suốt từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Lập căn cứ, tuyển binh lính làm hậu thuẫn cho công cuộc tiến quân ra đồng bằng Bắc bộ, giải phóng Đông Đô.
- Tháng 10 năm Bính ngọ (1426), ông chỉ huy mũi tấn công bằng quân thuỷ với hơn 100 chiến thuyền, bao vây phía Bắc thành Đông Quan đánh một trận "Khói lửa ngút trời", khiến quân bố phòng của Vương Thông phải bỏ trận rút vào thành cố thủ. Thành Đông Quan hoàn toàn bị cô lập với các thành bên ngoài như Điêu Điêu (Gia Lâm), Thị Cầu (Bắc Ninh)…Sau trận này ông được phong chức thái uý, là chức quan đứng đầu hàng quan võ.
- Tháng 9 năm Đinh mùi (1427), để cô lập thành Đông Quan với viện binh của tướng Minh - An Viễn hầu Liễu Thăng sắp tràn vào biên ải, ông được Bình Định Vương Lê Lợi sai cùng với các tướng tư mã Lê Sát, Lê Lí đánh thành Xương Giang.
Ông chỉ huy mặt trận công thành, khoét đất đào đường hầm, mở đường đánh nhau với giặc, lại kết hợp các loại vũ khí chiến thuật như tên lửa, súng lửa, câu liêm, giáo dài, nỏ cứng 4 mặt cùng đánh vào thành, nên chưa đầy 1 giờ (tức 2 g GMT) thành Xương Giang kiên cố đã bị hạ, các tướng giặc giữ thành như Kim Dận, Lí Nhậm đều tự sát chết.
- Trong chiến dịch Chi Lăng Xương Giang tháng 9 cùng năm ấy đón đánh ở Liễu Thăng, ông được cùng Lê Sát phục binh đón đánh ở Chi Lăng, góp công lao lớn vào chiến dịch diệt viện, chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng. Rồi lại được Bình Định Vương sai đi chặn đường tiếp tế lương thực của giặc sau đoàn quân của Liễu Thăng. Nhiệm vụ được hoàn thành, ông thực sự đã có công lao to lớn trong toàn bộ chiến dịch, xứng đáng với 4 chữ lớn Khai Quốc Nguyên Huân (công đầu mở nước) mà đời ban tặng.
Bởi vậy, trong cuộc hội thề ở phía Nam thành Đông Quan ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, trong danh sách đoàn do Bình Định Vương Lê Lợi cầm đầu, tên ông được đứng sau liền tên vua, sử sách vẫn ca ngợi về việc này "Đủ để kính trọng như thế".
Đất nước hết bóng giặc ngoại xâm, trở lại thanh bình.
Ngày 8 tháng 3 năm mậu thân (1428) ông được phong chức Tả tướng quốc. (Hữu tướng quốc là Thái Tử Tư tề, con trưởng của nhà vua).
Sau đó ông "Khuất quy hưu" (xin về hưu), trở về quê hương là ấp Đông Sơn. (Nay đổi là Sơn Đông), tiêu dao ngày tháng. Nhưng sau đó, có kẻ cáo ông mưu phản. Hoàng đế Lê Lợi sai người về bắt ông.
Ngày 26 tháng 12 năm Kỷ dậu (1429), thuyền của ông dời bến nhà, trên đường về Kinh Đô. Đến bến Đông Hồ thuyền chìm. Ông và 42 người "Gia thần nội thủ" (Có sách chép là "Lực sĩ xá nhân") đều chìm, chỉ có 2 người bơi vào bờ là được thoát.
Hoàng đế Lê Lợi sau đó ra lệnh thu ruộng đất, bắt giam vợ và con ông. Đến năm Diên Ninh thứ 2 (1455) tức là phải 26 năm sau, sau khi xảy ra vụ "Chìm thuyền" ở bến Đông Hồ, vua Lê Nhân Tông xét rõ nỗi oan của ông, mới ra lệnh trả lại ruộng đất, nhà cửa, tha ra vợ và con ông.
Nhân dân xã Sơn Đông tưởng nhớ người hùng nơi quê mình, đã lập đền thờ cúng ông trên nền nhà cũ. Tự điển nhà Lê chép là nơi "chính từ", triều đình cấp tặng sắc phong. Bốn mùa khói hương, ngày càng trở nên linh dị. Ông trở thành vị PHÚC THẦN của một phương Nam huyện Lập Thạch. Đến triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846), ban các chữ: Tuấn hương, Lượng trực Tả tướng quốc Trần phủ quân chi thần.
Nhân dân xã Sơn Đông có bài vịnh thơ: TRẦN TẢ TƯỚNG CÔNG như sau:
Vạn cổ anh linh trấn thạch Thành
Tinh trung bất diệt trấn uy thanh

Huân cao hải bắc sơn Nam trạng

Lô thuỷ ba trừng nguyệt ảnh minh

Nghĩa: Muôn thủa thiêng liêng chốn Thạch Thành
Trung trinh chẳng mất tiếng uy danh

Công cao bể Bắc, núi Nam chép

Sóng nước dòng Kô vằng vặc trăng.
BÁCH THẦN LỤC chép, ban đầu ông được phong là CUNG TĨNH VƯƠNG, chức quan thái tể, thượng tướng, có thần hiệu là MINH THÀNH HIỂN ỨNG TỐI LINH NHẬP NỘI THÁI TỂ THƯỢNG TƯỚNG. Được nhân dẫn xã Nhật Tảo nhận làm dân nội vi tử. Ông trở thành vị PHÚC THẦN.
Tháng 10 năm1988, hội thảo khoa học về "Thân thế và sự nghiệp tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn" do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức, Viện Sử học Việt Nam chủ trì tại huyện Lập Thạch xác nhận là: Anh hùng dân tộc Việt Nam.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)