Ong Apis mellifera ở ốc đảo Kufra tại Lybia. Ảnh: BBC. |
Sự khác biệt về gene cho thấy những con ong đã bị cô lập trên ốc đảo Kufra từ 5.000 đến 10.000 năm trước, khi những thay đổi khí hậu biến một xavan đồng cỏ cổ xưa trở thành sa mạc. Chỉ có nơi còn nước ngầm mới duy trì được sự sống.
Một điểm đặc biệt nữa là những con ong sống trên đảo Kufra không phải chịu sự tấn công của những kí sinh trùng Varroa. Những kí sinh trùng này đã tàn sát rất nhiều sinh vật và được cho là thủ phạm gây nên sự suy giảm đáng kể số lượng loài ong trên thế giới.
“Ong tại ốc đảo chỉ thoát khỏi loài Varroa một khi sự cách ly được đảm bảo tuyệt đối, thậm chí là trong thời kì của những phương tiện vận chuyển hiện đại,” các nhà nghiên cứu viết.
Phát hiện về một bầy ong cô lập, hoàn toàn không có mầm bệnh mở ra khả năng mới phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Có khả năng chúng chưa bao giờ gặp phải các căn bệnh thường thấy của những con ong nuôi, và đó là lý do chúng sống tách biệt và hoàn toàn khỏe mạnh cho đến ngày nay. Những con ong ở Kufra có thể mang một số đặc điểm gene hữu ích cho việc xuất khẩu loài ong mật. Nhiều người còn nghĩ rất có thể chúng mang trong cơ thể những kháng nguyên đối với nhiều căn bệnh mà các nhà khoa học rất cần nhưng chưa tìm ra. Sự lai giống giữa loài ong Kufra và ong nuôi biết đâu sẽ đem lại những kết quả thú vị.