Tin tức - pháp luật 2010-08-14 22:44:51

Xuất khẩu lao động đi...ăn xin


Lao động xuất ngoại về nhà sau khi đi ăn xin nơi xứ người

[size=1]
[/size][justify] Ký hợp đồng làm việc trên tàu Hàn Quốc nhưng bị buộc lên tàu của Trung Quốc rồi phải tha phương nơi đất khách quê người để ăn xin là thảm cảnh của nhiều người đi xuất khẩu lao động.[/justify]
[justify]
[justify]Tám trong số 21 thuyền viên quê Nghệ An, Hà Tĩnh được Trung tâm Xuất khẩu lao động Traenco (thuộc Công ty Cổ phần Traenco) ký hợp đồng làm việc trên tàu cá xa bờ của Hàn Quốc vừa về đến nhà sau thời gian… xin ăn ở Tây Phi.[/justify]

[justify]Anh Hoàng Văn Thuận và Nguyễn Văn Tuyên (xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: “20 ngày ở Tây Phi là những ngày cơ cực, hoang mang nhất, đói nhất đời chúng tôi, có lúc chúng tôi tưởng bỏ mạng ở đất khách quê người”.[/justify]

[justify]Đem con bỏ chợ[/justify]

[justify]Theo tường trình, 21 thuyền viên từ Nghệ An, Hà Tĩnh ra Hà Nội được Trung tâm Traenco đưa vào TP.HCM. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, họ bay sang Bangkok (Thái Lan) rồi bay quá cảnh sang Pháp, sau đó tiếp tục bay sang Conakary (thủ đô Cộng hòa Guinea ở Tây Phi). Cả 21 người sau khi xuống máy bay được một xe khách cũ kỹ đến đón, xe chạy một giờ thì đến một cảng cá ở Tây Phi.[/justify]

[justify]Anh Nguyễn Công Lưu kể: “Vừa đến cảng cá, chúng tôi được hướng dẫn xếp hành lý và lên tàu. Khi biết đây là tàu Trung Quốc chứ không phải tàu Hàn Quốc, chúng tôi liền ôm hành lý chạy lên bờ. Ngay lập tức, người đại diện gọi cảnh sát đến ép chúng tôi phải lên tàu.[/justify]

[justify]Khi chúng tôi kiên quyết không lên thì bị bỏ rơi, phải tá túc trên một con tàu cũ hoặc ngủ trong container và chỉ được bố thí một ít thức ăn, nước uống thì phải tự mua. Sau một tuần, cả bọn được chở đi bằng chiếc xe ca cũ nát, nói là “chở về nhà” nhưng lại bị vứt ở một ngôi nhà hoang. Sáng sớm, 21 người được phát năm cái bánh và hộp bơ. Còn trưa và tối thì tự đi kiếm cái ăn, xin ăn”.[/justify]



Ba thuyền viên Hoàng Văn Thuận, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Công Lưu (từ trái qua) kể về những ngày đi xin ăn ở Tây Phi.


[justify]“Ở Tây Phi hằng ngày chúng tôi hái xoài và dừa ăn cầm hơi. Có ngày đói quá, tôi liều đi bắt trộm chim về nấu cháo để cả nhóm ăn lấy sức. Do môi trường cảng cá ở Tây Phi quá ô nhiễm, hôi thối nên hầu hết chúng tôi đều bị đau sưng phù mắt” - anh Tuyên kể tiếp.[/justify]

[justify]Gặp ân nhân đồng hương[/justify]

[justify]Sau đó 21 thuyền viên nói trên gặp được anh Võ Nam là đồng hương Nghệ An. Cả nhóm được anh Nam cưu mang và cho mượn điện thoại để gọi về nhà báo tin. Người nhà của họ bèn liên lạc với công ty môi giới Trung tâm Traenco.[/justify]

[justify]Sau khi liên lạc được về nhà, hằng ngày nhóm thuyền viên được một người Nam Phi mang đến một ít gạo và thức ăn. Tuy nhiên, người này cho biết lượng gạo và thức ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào việc phía công ty ở Việt Nam gửi tiền sang. Sau hơn 20 ngày sống đói khổ, sáu người quê Nghệ An và hai người quê Hà Tĩnh đã được Traenco đưa về nước từng tốp 2-3 người.[/justify]

[justify]Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, có người hộ tống họ bay ra Hà Nội đưa về Trung tâm Traenco. Ngay lập tức, lãnh đạo Trung tâm Traenco bảo thuyền viên ký vào bản thanh lý hợp đồng với nội dung “Do thuyền viên không đủ sức làm việc trên tàu Hàn Quốc nên xin về nước” mới được nhận lại các khoản tiền đã đóng.[/justify]

[justify]Anh Trần Đình Hữu (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cho biết: “Tôi biết trung tâm sai nhưng tôi đành ký theo hướng dẫn của họ mới nhận được 45 triệu đồng tiền phí và tiền môi giới để về trả nợ ngân hàng”.[/justify]

[justify]Ngày 13-8, theo số điện thoại trên trang web của Công ty Traenco (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), người viết xin gặp người có thẩm quyền thì được trả lời: Giám đốc và phó giám đốc đi vắng nên không thể trả lời![/justify]

[justify]Được biết, các thuyền viên nói trên đi xuất khẩu lao động thông qua công ty môi giới là Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam 1 (thị xã Cửa Lò, Nghệ An). Bà Nguyễn Thị Lý, Giám đốc đơn vị này, giải thích: “Đúng là hợp đồng ký với các thuyền viên đi lao động trên tàu đánh cá xa bờ của Hàn Quốc nhưng chủ tàu là người… Trung Quốc. Một số thuyền viên “đầu trâu mặt ngựa” đã khống chế những thuyền viên khác không cho lên tàu chủ tàu. Chúng tôi đã cho tám thuyền viên về nước và đã thanh lý hợp đồng, trả lại các khoản tiền rồi. Họ về, nay ân hận đang xin chúng tôi đi tiếp mà chúng tôi chưa đồng ý”.[/justify]


[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)