Từ những loại trái cây, thực phẩm ta ăn mỗi ngày…
Bạn có ngạc nhiên không khi phần cùi thịt mọng nước của dâu tây bạn vẫn ăn không phải là quả của cây dâu tây mà là mô đế hoa bị biến đổi đấy!
Không những thế, trên bề mặt quả dâu tây dâu tây có thể còn tồn tại những chú bọ ve trái cây nữa cơ. Tuy nhiên chúng không gây hại cho bạn đâu.
Dưới lăng kính hiển vi, phần da trái đào có kết cấu từ hàng ngàn sợi lông, phần lớn trong số đó rất ngắn. Những "lỗ chân lông" trên bề mặt trái đào được đánh dấu bằng màu đỏ.
Bông cải xanh chứa nhiều Sulforaphane - chất có khả năng hoạt hóa gene và enzyme chống oxy hóa trong tế bào miễn dịch. Những lỗ nhỏ bạn có thể nhìn thấy trên bề mặt chính là phần lỗ khí của bề mặt bông cải.
Bạn biết không, phần "râu ria" đã khô héo trên quả dâu tằm con này chính là cơ quan sinh sản của chúng đấy!
Thoạt nhìn bạn khẳng định đó là chiếc lông công, lông vịt ư? Không đâu nhé, thật ra chúng là đuôi của những chú tôm bạn ăn đó!
Trông sần sùi vậy nhưng đây lại là bề mặt của 1 trái nho đỏ khi được phóng to. Nho được cho là 1 trong những loại quả vàng khi chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, rất tốt cho da đó.
Đúng là cà phê rất ngon nhưng nếu bạn biết rằng đây lại là hình ảnh zoom cận của hạt cà phê rang xay thì chắc độ ngon của cà phê cũng giảm đi vài phần rồi!
Trông xấu xí vậy thôi nhưng đây chính là nhụy hoa nghệ tây (Saffron) - loại thực phẩm được ví như "vàng đỏ" đó. Bạn có hay, 170.000 bông hoa mới lấy được 1kg nhụy nghệ tây để bán với giá 25.000 USD (580 triệu đồng) đấy!
… đến những vật dụng xung quanh cực gần gũi với ta
Bạn cho rằng đây là hình ảnh phóng to của cọng rơm, nhưng không - đó đích thị là cận cảnh của cây kim với sợi chỉ luồn qua đó.
Dây đàn guitar cũng giống như các chất liệu khác, dây càng tốt thì chất lượng, âm thanh sẽ tốt hơn. Chất liệu căn bản làm dây đàn là thép, niken, đồng và nylon.
Nhìn tấm sắt bị rỉ sét thế thôi nhưng ai ngờ qua lăng kính hiển vi chúng long lanh đến thế này.
Nhìn tưởng dây thép gai nhưng thực chất chúng là hình ảnh nylon được zoom kĩ. Túi nylon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được. Tuy nhiên, chất nhựa độc hại của bao bì ngấm vào đất, nguồn nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người và các loài sinh vật khác.