[/size]
[size=4]
Soái hạm Gapard 3.9 sắp về Việt Nam , Việt Nam đã mua bản quyền đóng mới chiến hạm Molniya và Gepard tại Việt Nam .[/size]
Soái hạm Gapard 3.9 sắp về Việt Nam , Việt Nam đã mua bản quyền đóng mới chiến hạm Molniya và Gepard tại Việt Nam .[/size]
[size=4]
Về vụ Boxit sau nhiều tham luận và nghe ngóng, phản ứng của Bộ chính trị là nước đôi và cầm chừng. Nó cũng phản ánh một sự thận trọng có lẽ là phù hợp đối với vấn đề nhạy cảm này. Mặt khác, sau vụ va chạm với Trung Quốc tại vùng biển gần đảo Hải Nam, Hoa Kỳ quyết định mạnh tay hơn trong sự hiện diện tại Biển Đông, "sự sốt sắng" của Hoa Kỳ cũng tiệm cận với sự lo lắng của Việt Nam. Người ta ghi nhận trong tháng 4 về việc lần đầu có một phái đoàn quân sự Việt Nam viếng thăm một hạm tàu sân bay của Hoa Kỳ trên biển Đông.
Trong hai năm qua, các bước đi của Việt Nam là thận trọng và âm thầm, "nhưng phần nào đúng hướng". Sau khi Serbia mất biển, giới quân sự nhận thấy người Việt Nam âm thầm tìm kiếm việc mua lại hạm đội tàu ngầm của quốc gia này. Thương vụ bất thành, Hy Lạp trở thành người sở hữu với cái giá cao hơn, và cả sự chống phá khá lặng lẽ nhưng quyết liệt của Hoa Nam. Việt Nam quay về với đối tác truyền thống và bắt đầu thương thảo việc mua 6 hạm tàu ngầm lớp kilo có tính năng ưu việt trong phòng thủ tại vùng biển nông. Sau sự phô diễn rầm rộ của Trung Quốc tại Thanh Đảo, một cách công khai, thông tin về vụ mua bán được Moskova chủ động tiết lộ với sự đồng thuận ngầm từ phía Việt Nam.
[/size]
[size=4]
Thật ra Biển Đông chưa phải là một nơi đánh nhau, mà là một nơi chia bạc. Các bên tham gia đều đang cố gắng vừa phô bày, vừa tìm cách dấu quân bài tẩy của mình. Trung Quốc nắm thế chủ động và đang tìm cách thiết lập luật chơi. Các nước nhỏ hơn thì tìm kiếm sự liên minh và cũng đồng thời củng cố thế lực. Chiến tranh sẽ xảy ra ngay lập tức nếu một bên có đủ thứ trong tay và một bên rỗng túi. Saddam Hussein và địa ngục Iraq là một ví dụ sống động và cay đắng. Ngược lại, chuẩn bị cho chiến tranh lại là cách tốt nhất để tránh chiến tranh.
[/size]
[size=4]
Củng cố thế lực và tăng cường khả năng răn đe, tránh đánh nhau nhưng có thứ để đánh nhau. Việc hiện đại hóa từ từ nhưng không ngừng nghỉ các lực lượng không quân, hải quân của Việt Nam trong nhiều năm qua đã bám sát đường lối chỉ đạo này. Với các hạm tàu tên lửa tấn công, hai tuần dương hạm lớp Gerparc khá tân tiến, nhiều phi đội chiến đấu cơ thế hệ 4+ đã tăng cường khá đáng kể khả năng trả đũa của Việt Nam trên biển Đông. Đặc biệt với sự tăng cường chưa từng có bằng thương vụ sở hữu 6 tầu ngầm mang tên lửa tấn công với Nga lần này đã khiến sức răn đe của Việt Nam bước lên một tầng mức khó có thể xem thường.
[/size]
[size=4]
Điểm khiến giới chính trị và quân sự chú ý lần này, là giá trị của thương vụ vượt giá bình thường của một chiếc kilo thông thường tới ngót 50 - 100 tr USD, cho thấy Việt Nam tìm kiếm một hạm đội tàu ngầm với đủ các thứ dự phòng cho một cuộc chiến dài ngày, nhằm sẵn sàng thực hiện một chiến lược chiến tranh cầm cự kiểu du kích trên biển đông và kéo mọi đối thủ vào một chiến lược chiến tranh khiến người Việt Nam luôn thắng: chiến tranh sa lầy. Và lần đầu tiên trong lịch sử, chiến lược này được thực hiện trên biển.
[/size]
[size=4]
Dù sao thì người Việt cũng nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, khác với Trung Quốc, có thế lực khổng lồ nhưng phải phân tán trên nhiều mặt trận. Đài Loan vẫn còn đó, Nhật Bản không thể xem thường, Mỹ vẫn là một đối trọng khó có thể vượt qua, Ấn Độ với tham vọng cạnh tranh bá chủ Á Châu… Tiềm lực quân đội Trung Hoa phải dàn trải trên một vùng biển rộng, trong khi đó, người Việt Nam chỉ có duy nhất Biển Đông, khiến lực lượng của họ tuy nhỏ hơn nhưng lại có khả năng tập trung cao độ. Dù sao câu chuyện cay đắng năm 88 khi một lớp người Việt Nam nắm tay thành vòng tròn trên bãi đá ngầm, nước ngập đến thắt lưng, máu hòa nước biển dưới làn đạn trọng liên Trung Quốc cũng đã là nỗi đau quá đủ. Lịch sử khó có thể cho Trung Quốc tái diễn lại những hành vi phi nhân tính mà không phải chịu một cái giá không nhỏ. Với các lực lượng mới được tăng cường, chí ít Việt Nam có khả năng trả đũa một cách tương xứng với cái mà họ có thể phải nhận.
[/size]
[size=4]
So sánh tương quan lực lượng, chênh lệch giữa VN với TQ hiện nay nghiêng lệch hoàn toàn về TQ. Nhưng ngược thời gian lại một chút, như cách đây 30 năm, chênh lệch giữa North Army và USA Army là một trời một vực, Khựa bây giờ không là cái đinh. Cụ Giáp ngày xưa nói rất thẳng thắn: Đánh nhau kiểu dàn trận chơi tất tay, Bắc Việt trắng tay chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Nhưng cái lực lượng ấy đánh theo cách của nó, cù nhầy đến năm 72, Mỹ chán đời, cay đắng và tháo lui, để lại đàn em cho Bắc Việt giết mổ.
Xu thế xung đột khu vực tại Biển Đông hiện nay, xác xuất nổ ra xung đột trên biển là rất lớn, nhưng xác xuất có một cuộc chiến tổng lực (chiến tranh trên đất liền + hải phận + không trung) lại là cực nhỏ. Một cuộc chiến tổng lực sẽ khiến tất cả các bên tham gia đều thua, nhưng ngược lại, với thế mạnh hiện nay, Khựa sẵn sàng tiến hành một vụ CQ-88 thứ hai, nếu Việt Nam vẫn chỉ có hàng rào người nắm tay trên đá ngầm chọi lại với hạm tầu tên lửa và đại bác của Khựa. Vậy bọn chã cần phải đánh giá vấn đề trên cơ sở một cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông, với sự tham gia hỗ trợ có hạn chế của không quân. Một cuộc chiến như thế, bên nào chiếm địa lợi, bên đó giành phần thắng.
[/size]
[size=4]
Với lực lượng hiện tại, Việt Nam có ưu thế lớn hơn Khựa trong cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là nếu mục tiêu của Việt Nam chỉ là nhằm có một cuộc chiến kéo dài gây đau đớn. Đánh du kích không nhất thiết cứ phải trên bộ, mà còn có thể đánh trên biển. Phần lớn hướng đầu tư lực lượng hải quân của Việt Nam thời gian qua đều thiên về các hạm tầu tốc độ cao, mang tên lửa, thích hợp với lối đánh hit and run.
[/size]
[size=4]
Các loại tên lửa diệt hạm trên 20,000 tấn của Việt Nam được trang bị từ thời Liên Xô để phòng ngừa tàu chiến Mỹ từ thời chiến tranh lạnh[/size]
Các loại tên lửa diệt hạm trên 20,000 tấn của Việt Nam được trang bị từ thời Liên Xô để phòng ngừa tàu chiến Mỹ từ thời chiến tranh lạnh[/size]
[size=4]
Nếu chiến trường diễn ra trong phạm vi 1000 km tính từ bờ biển, thì lối đánh mang tính du kích này là cực kỳ hữu hiệu. Bên nào có sự hỗ trợ tốt hơn từ các căn cứ ven bờ, bên đó sẽ giành phần thắng. Bờ biển VN trải dài gần 4000 km, trong trường hợp chiến tranh ở Biển Đông xảy ra, phạm vi tác chiến hầu như nằm trọn trong tầm hỗ trợ của các căn cứ không - hải của Việt Nam nằm dọc bờ biển. Nếu dùng lối đánh kết hợp đưa tàu tên lửa cao tốc đánh trộm rồi chạy vào gần bờ, kết hợp với sự hỗ trợ của không quân và tên lửa đất đối hải từ các căn cứ ven biển, tầm tác chiến trong phạm vi 1000 km (với không quân) và 300 - 500 km (với tên lửa phòng thủ bờ biển) thì khả năng đánh cù cưa của hạm đội Việt Nam là cực mạnh.
[/size]
[size=4]
Hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Nga , Bastion - P , Việt Nam là khách hàng đầu tiên trên thế giới[/size]
Hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Nga , Bastion - P , Việt Nam là khách hàng đầu tiên trên thế giới[/size]
[size=4]
Một cuộc xung đột cục bộ nếu xảy ra trên Biển Đông hiện nay, sẽ diễn ra theo đúng kịch bản này. Trong trường hợp đó, do đường tiếp vận xa xôi, không có căn cứ ẩn núp ven bờ, phần lớn các hạm tàu Trung Quốc dù hiện đại cũng sẽ trở thành các mục tiêu đánh lén của các hạm tầu xuất phát từ các căn cứ gần bờ biển được tiếp vận và hỗ trợ dễ dàng và lực lượng không quân tác chiến đánh trộm. Khựa chỉ có thể có khả năng áp chế lối đánh này nếu có một hạm đội hùng hậu bao gồm tàu sân bay để chiếm ưu thế tuyệt đối trên không. Nhưng rất may, điều này còn cần thêm vài năm. Và ngay cả trường hợp này có thể đến, thì thời gian cũng đủ để VN tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ Ấn, Nga và có thể là từ Mỹ, Nhật với các dòng tên lửa diệt hạm thế hệ mới có khả năng phóng từ máy bay, thích hợp vô cùng với lối tấn công đánh trộm từ xa rồi bỏ chạy.
[/size]
[size=4]
Lực lượng hiện tại của VN, gồm tất cả các hạm tàu tên lửa hiện có, cộng với số máy bay thế hệ mới và kể cả 6 sub kilo sẽ nhập về nếu dùng để dàn trận đánh với Khựa thì sẽ tiêu biến trong vòng 2 tiếng. Ngược lại, đánh theo chiến lược lãnh tụ Lãng vạch ra thì có khi 20 năm vẫn xài tốt. Trong bối cảnh Khựa có kẻ thù ở mọi phía do chính dã tâm bành trướng của nó, thì viễn cảnh lâm vào một cuộc chiến có tính cù nhầy nào sẽ không phải là thứ mà Hoa Nam muốn thấy. Cho nên, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một câu chuyện rất dài.
Phong tỏa nhau bằng bom từ trường và đánh tê liệt các cảng đất liền sẽ dẫn đến chiến tranh toàn diện. Nếu đến mức đó, các bạn sang chủ đề "Trung quốc có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam" để nghiền ngẫm. Ở đây chỉ xét đến một cuộc chiến tranh giới hạn, cả hai phía tham chiến đều phải tự kiềm chế, chiến trường chính là vùng biển Trường Sa, phương tiện tham chiến chủ yếu là không quân và tàu mặt nước (Tàu ngầm không có ý nghĩa nhiều lắm với cuộc chiến này).
Mấu chốt thành bại của Việt Nam trong trận chiến này, là giành ưu thế kiểm soát trên không nhờ địa lợi và xuất kỳ bất ý tấn công. Lãnh thổ Việt Nam kéo dài hơn 2000 km, có thể dễ dàng triển khai hàng trăm sân bay dã chiến một khi có chiến tranh (Đôi khi chỉ cần ngăn một đoạn đường quốc lộ cũng đủ để có một đường băng cất cánh dã chiến cho máy bay), do đó, ưu thế của Việt Nam là cực lớn khi bản thân đã là một Tàu sân bay không chìm ở Biển Đông.
Trung Quốc có một sân bay ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Sân bay này phải bị loại bỏ, và chắc chắn bị loại bỏ ngay từ đầu cuộc chiến bằng nhiều cách: Dùng Su22 mang bom bay là sát mặt nước, cất cánh từ miền Trung, sẽ tiếp cận mục tiêu trong 10 phút, oanh tạc trong đêm rồi rút (lặp lại liên tục cách đánh); dùng tàu ngầm hạng nhỏ chở lính cảm tử, tiếp cận đảo trong phạm vi 10 km trong đêm, lính cảm tử mang thuốc nổ, dùng phao bơi, xuồng cao su đột nhập, rồi đánh phá nhà kho, đường băng cất cánh và máy may (lặp lại liên tục cách đánh); dùng tên lửa scud bắn bừa chục quả vào Phú Lâm, trúng thì trúng, trượt thì dùng hai cách bên trên. Khi loại Phú Lâm, máy bay TQ phải cất cánh từ Hải Nam và xa hơn nữa, muốn tham chiến nó phải được tiếp dầu, một công đoạn cực nguy hiểm vì máy bay chở dầu to, chậm chạm, khi hoạt động trong vùng trời cách Việt Nam 500 km, sẽ chịu sức ép trực tiếp của số Mig21 đã update đông đảo đánh lén (tiêm kích cũng yếu nhất khi đang tiếp dầu). Nói chung, Việt Nam chiếm ưu thế lớn về không quân khi tác chiến ở vùng biển từ Đà Nẵng trở vào phía trong.
Đến lúc này, thì mọi tàu hải quân TQ ở Trường Sa đều bị đe dọa sống còn bởi lực lượng Su27, Su30 đánh biển gắn tên lửa diệt hạm mà Việt Nam đang có. (Chỉ cần xuất kích từng đôi một, dò sát mục tiêu 200 km rồi xịt tên lửa và bay về ẩn núp, dựa vào trận địa phòng không và tên lửa bờ biển là an toàn). Với lối đánh này, hải quân TQ chắc chắn bị đánh bại. Còn mấy cái đảo trơ trọi do lính TQ trú đóng, khi không còn tàu nổi hỗ trợ, mang Su22 ra ném vài trái bom, hoặc cho đặc công nước vào nói chuyện là xong.
Việt Nam không còn trắng tay như năm 1988 khi có xung đột ở Trường Sa, và người Việt Nam cũng đã quá rõ về nhân tính của TQ khi đám lính Tàu hăm hở xả trọng liên 37 ly vào hàng người đối phương không có bất cứ khả năng phản kháng. Xung đột nổ ra, dám đánh, quyết đánh, và đánh một cách thông minh với tất cả lợi thế, hạn chế điểm mạnh của đối phương thì sẽ chặn được Tàu thôi
Đây là chưa tính tới việc Việt Nam đánh đắm mọi tàu chở dầu của TQ đi từ eo Mallacca qua biển Đông về TQ. Dự trữ dầu của TQ hiện nay chỉ có 1 tháng nếu bị cắt nguồn cung[/size]