Ảnh - truyện vui 2011-01-14 16:46:27

Những bức ảnh đạt giải báo chí thế giới từ năm 1955 đến nay


[size=2]Những bức ảnh đạt giải báo chí thế giới từ năm 1955 đến nay – World Press Photo[/size]
[indent]
World Press Photo là một tổ chức phi lợi nhuận của phóng viên ảnh toàn cầu, trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan. Hằng năm WPP tổ chức bầu chọn một bức ảnh xuất sắc nhất theo hai tiêu chí :
- Bức ảnh chứng tỏ tay nghề cầm máy của người phóng viên.
- Bức ảnh cũng đồng thời mang tính chất thời sự của năm
Sau đây là những tấm ảnh đọat giải báo chí từ năm 1955 đến nay. Bối cảnh phần lớn từ các cuộc chiến tàn khốc đã và đang diễn ra trên tòan thế giới, thân phận mạng sống của con người trở nên mong manh và cùng cực. Vài trong số đó thực, trần trụi và bi thương đến khó tin, không hợp cho những người yếu tim.


Đến sáu lần ảnh liên quan đến Việt Nam đã được WPP bình chọn vào các năm: 1963, 1965, 1966, 1967, 1968 và 1972. Có phải chính vì thế mà cho đến bây giờ nhiều người nước ngòai vẫn còn nhìn vào Việt Nam với hình ảnh một đất nước của chiến tranh chăng?


World press photo 1955

[/indent]
Đây là bức ảnh đoạt giải thưởng ảnh báo chí thế giới năm đầu tiên: Khoảnh khắc một vận động viên lao ra khỏi chiếc xe trong cuộc đua mô tô giành chức vô địch.

World press photo1956


Tây Đức 1956, người tù nhân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai được phóng thích bởi quân đội Xô Viết đang đoàn tụ với con gái mình

World Press Photo 1957


Tháng 4 năm 1957, cô sinh viên Dorothy Count- một trong những sinh viên da màu đầu tiên đã bước vào trường trung học Harry Harding- một ngôi trường mới xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc.Những kẻ bám theo cô đã ném đá và la hét “Hãy cút về nơi mà mày đã đến”. Những kẻ da trắng đã đạt được mục đích của mình sau khi hạ nhục cô sinh viên. Gia đình của Dorothy đã rút tên cô khỏi ngôi trường này chỉ 4 ngày sau đó.

World Press Photo 1958


Praha, séc năm 1958, bối cảnh là trong giải vô địch quốc gia giữa 2 đội bóng Praha và và Sbatislava.

World press photo1960

1960: Hội trường Hibiya diễn ra một cuộc tranh luận về chính trị trước kỳ bầu cử Quốc Hội, Tokyo Nhật Bản ngày 12-10-1960. Một sinh viên theo đường lối cực hữu đã ám sát chủ tịch Đảng xã hội Asanuma khi ông này đang phát biểu.
World Press Photo 1962


Bức ảnh: Lovera, Venezuela ngày 4-6-1962, tại căn cứ hải quân Cabello. Một người lính bị thương nặng do đạn pháo kích đã ôm chặt lấy một mục sư của trại lính hải quân Luis Padilo.
World press photo1963


Ảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức phản đối chế độ tài của nhà Ngô, đàn áp Phật giáo
World Press Photo 1964


Ghaziveram, Síp, tháng 4-1964, một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ than khóc cho cái chết của chồng mình, một nạn nhân trong chiến tranh Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ

World Press Photo 1965


Lộc Thượng- Bình Định- Nam Việt Nam 1965. Người mẹ và những đứa con đang cố vượt sông để tránh bom Mỹ.

World Press Photo 1966


Tân Bình, miền Nam Việt Nam 24-2-1966. Lính Mỹ dùng xe thiết giáp kéo lê xác một người lính Việt Cộng.

World Press Photo 1967


Một sỹ quan điều khiển súng chống tăng M48 thuộc quân đoàn thập tự quân số 7 của Mỹ ở vùng được mệnh danh là tam giác sắt- miền Nam Việt Nam. Vùng đất do người Mỹ đặt tên chỉ

vùng chiến sự ác liệt nằm giữa Củ Chi- Trảng Bàng- Chơn Thành.

World Press Photo 1968


Sài Gòn – Việt Nam ngày 1/2/1968 tức ngày 1 Tết Mậu Thân. Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử một tù nhân.

World Press Photo 1969


Hanns Anders, Londonderry,Bắc Ailen, tháng 5-1969, một người công giáo trẻ tuổi trong một vụ xung đột với quân đội Anh

World Press Photo 1971


Saarbrucken, Tây Đức, ngày 29-12-1971. Màn đọ súng giữa cảnh sát và những tên cướp ngân hàng

World Press Photo 1972


Trảng Bàng, Nam Việt Nam, ngày 8-6-1972. Phan Thị Kim Phúc- người ở giữa tấm ảnh trong cơn hoảng loạn, chạy trốn khỏi ngôn làng vừa bị máy bay của quân đội Nam Việt Nam điên cuồng trút bom Napalm.

World Press Photo1973


Tại điện Moneda, Tổng thống Salvador Allende – người được bầu theo hình thức dân chủ trốn chạy khi nghe tin một vụ đảo chính quân sự nhằm vào mình vừa bắt đầu.

World Press Photo 1974


Tai Kao, Niger, tháng 7-1974. Bức ảnh chụp nạn nhân của một trận hạn hán

World Press Photo 1975


Boston (Mỹ) ngày 22-7-1975, hai mẹ con rơi xuống từ một ngôi nhà đang bốc chấy khi thang cứu hộ bị sập.

World Press Photo 1976


Beirut (Li Băng), trong trại tị nạn của người Palestian tại trại La Quarantaine

World Press Photo 1977


Những cư dân ở đây biểu tình để chống lại việc Chính phủ tổ chức dỡ bỏ những ngôi nhà của họ. Khi cảnh sát xuất hiện và xả hơi cay về phía đám đông, Hammond đã rất nhanh ghi lại những bức ảnh này.

World Press Photo 1978


Tokyo- Nhật Bản, 26-3-1978. Cuộc biểu tình chống lại việc xây dựng sân bay quốc tế mới Narita.

World Press Photo 1979


Trại tị nạn Sa Keo, Thái Lan tháng 11/1979. Một phụ nữ người Campuchia ủ rũ ôm đứa trẻ trong khi chờ thức ăn tiếp tế.



World Press Photo 1980


Karamoja district, Uganda, April 1980. Cậu bé và nhà truyền giáo. Lưu ý sự khác biệt giữa hai bàn tay. Cậu bé chết sau đó không lâu vì đói.

World Press Photo 1981


Madrit, Tây Ban Nha, 23-2-1981. Trung tá Antonio Tejero Molina và những thành viên phiến quân du kích cùng lực lượng cảnh sát vũ trang chiếm Quốc hội và bắt giữ các nghị sỹ làm con tin trong một cuộc đảo chính

World Press Photo 1982


Beirut, Li- Băng ngày 18-9-1982. Hậu quả cuộc tàn sát những người Palestin bị những người cực hữu Phalăng Israel tàn sát tại trại tị nạn Sabra và Shatila.

World Press Photo 1983


Bà mẹ bất hạnh Kezban Ozer tìm thấy thi thể 5 đứa con của mình bị chôn sống sau một trận động đất kinh hoàng.

World Press Photo 1984


Bhopal, Ấn Độ, 12-1984. Bức ảnh chụp đứa trẻ bị thiệt mạng trong một vụ rò rỉ khí gas tại nhà máy chất học Union Carbide

World Press Photo 1985


Armero, Columbia, 16-11-1985. Cô bé 12 tuổi Omayra Sanchez mắc kẹt trong đống đổ nát trong thảm họa phun trào núi lửa Nevado del Ruiz. Sau 60 giờ, em dần mất nhận thức và chết.

World Press Photo 1986


San Francisco, Mỹ, tháng 9-1986. Ken Meeks một bệnh AIDS giai đoạn cuối với làn da bị phồng dộp do hội chứng Kaposi Sarcoma.

World Press Photo 1987


Bức ảnh chụp một người mẹ đang khóc lóc van nài với cảnh sát chống bạo động sau khi con trai bà bị bắt giữ tại một cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ cầm quyền đã gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó.

World Press Photo 1988


Leninakan, Liên Xô, tháng 12 năm 1988. Người đàn ông Boris Abgarzian vật vã bên linh cữu đứa con trai mới 17 tuổi của mình, nạn nhân của một vụ động đất xảy ra tại Armenia.

World Press Photo 1989

Vừa qua, Vietnamnet có làm lại lọat bài giới thiệu những bức ảnh đọat giải, tuy nhiên tấm ảnh 1989 post lên không bao lâu đã bị lấy xuống vì sức ép Từ Trung Quốc. Lý do, bức ảnh ghi lại hình ảnh người vô danh nổi tiếng đứng chặn xe tăng trong sự kiện Thiên An Môn.


Bức ảnh Người vô danh nổi tiếng đứng chặn trước xe tăng Quân đội Trung Hoa trong sự kiện Quảng Trường Thiên An Môn

World Press Photo 1990


Nogovac, Kosovo, Nam tư, ngày 28 tháng một năm 1990. Những người thân của Elshani Nashim thân khóc bên linh cữu của anh, người thanh niên mới 27 tuổi này đã bị giết trong một cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính quyền Nam Tư hủy bỏ quyền tự trị của Kosovo.

World Press Photo 1992


Bardera, Somalia, November 1992. Mẹ mang xác con đi chôn. Đứa bé là nạn nhân của trận hạn hán khủng khiếp cùng năm.

World Press Photo 1993


Những đứa trẻ đang nghịch những khẩu súng đồ chơi từ một chiếc ô tô ở dải gaza

World Press Photo 1994


Rwanda, tháng 6 năm 1994. Người đàn ông của bộ tộc Hutu bị trừng phạt bằng hình thức rạch mặt bởi lực lượng quân sự Hutu “Interahamwe”, những người đã nghi ngờ anh ta có thái độ ủng hộ các cuộc nổi dậy của người Tutsi.

World Press Photo 1995


Chechnya, tháng 5 năm 1995. Một cậu bé đưa cặp mắt dòm qua tấm kính phía sau của một chiếc xe bus chật kín người tị nạn, những người đang hoảng hốt sơ tán khỏi cuộc xung đột giữa những tay súng Chechnya với binh lính Nga gần Shali, Chechnya. Chiếc xe bus đang hướng về thủ phủ Grozny.

World Press Photo 1996


Kuito, Angola, 1996. Những nạn nhân của các vụ nổ mìn ở Kuito, những trẻ em tàn tật do phế tích mìn còn chôn sâu dưới lòng đất. Kuito là một thị trấn mà đã có rất nhiều người đã bị thiệt mạng hoặc tàn phế suốt đời cả trong và sau suốt cuộc nội chiến.

World Press Photo 1997


Algeria, 23 tháng 9 năm 1997. Một người đàn bà vật vã bên ngoài bệnh viện Zmirli, nơi những người bị thương và thiệt mạng được chuyển đến sau một vụ tàn sát tại Bentalha.

World Press Photo 1998


Tại một lễ tang, những người thân và bạn bè đang an ủi một góa phụ có chồng là một tay súng trong phong trào giành độc lập cho Kosovo người mà vừa bị bắn chết hôm trước khi đang đi làm nhiệm vụ tuần tra

World Press Photo 1999


Một người đàn ông bị thương người Kosovo Albanian đi lại trên đường phố Kuks ở Albania, một trong những nơi tập trung đông người tị nạn thiểu số Albanian sơ tán bạo lực ở Kosovo.

World Press Photo 2000


Texas, USA, 2000. Những người nhập cư bất hợp pháp tại Texas

World Press Photo 2001


Tấm ảnh tiêu biểu cho năm 2001 của tác giả Erik Refner (Đan Mạch) diễn tả nỗi đau chiến tranh: người ta đang liệm cho một đứa bé Afghanistan tị nạn trên đất Pakistan.

World Press Photo 2002


Tỉnh Qazvin, Iran, 23 tháng 6 năm 2002. Giữa đám đông quân đội và những người dân đang đào các hố chôn thi thể của những nạn nhân xấu số sau một trận động đất, một cậu bé đáng thương, ngồi ôm chiếc quần người cha của cậu đã mặc phút cuối đời bên hố đất nơi người ta sẽ an táng cha cậu. Cậu bé đang khóc bên miệng một cái huyệt tập thể. Gần đó, những binh sĩ đang đào bới tìm người sống sót trong số hơn 500 nạn nhân của vụ động đất ngày 23/6/2002 ở miền tây bắc Iran.

World Press Photo 2003


Tác phẩm “Người đàn ông Irắc an ủi con trong trại giam giữ tù binh ở An Najaf, Irắc, 31/3″ của Jean-Marc Bouju,

World Press Photo 2004


Bức ảnh về một phụ nữ Ấn Độ gào khóc đau đớn trước xác của người thân bị thiệt mạng bởi đợt sóng thần tàn khốc đã vượt qua hàng ngàn tác phẩm báo chí khác để giành giải Bức ảnh của năm 2004

World Press Photo 2005


Ngày 1/8 năm 2005 tại Tahoau, miền tây bắc đất nước Niger nơi vừa phải hứng chịu một đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử cùng với sự bùng phát sinh sôi nảy nở của loài châu chấu phá hoại mùa màng. Như một hệ quả tất yếu, hàng triệu người đã lâm vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng

World Press Photo 2006


Tác phẩm này được chụp vào ngày 15.8.2006, ngày đầu tiên của thoả thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. Đây là bức ảnh làm người ta phải xem rất kỹ, vì nó diễn tả sự phức hợp và trái ngược trong cuộc sống thực

World Press Photo 2007


Bức ảnh chụp một người lính Mỹ đang nghỉ trong một căn hầm tại chiến trường Korengal Valley, Afghanistan vào ngày 16.09. 2007
Giải World Press Photo 2008

Athony Suau (Mỹ) chụp bức ảnh trong hoàn cảnh kinh tế Mỹ suy thoái. Ngày 26/3/2008, trong một vụ cưỡng chế tịch thu tài sản để gán nợ mua nhà tại Cleveland, Ohio, thanh tra Robert Kole đang kiểm tra để đảm bảo chủ nhà đã dọn đi và không có vũ khí trong khu vực đó. Đây là một thực trạng trong khủng hoảng kinh tế Mỹ, khi những ngôi nhà bị tịch thu thường bị bỏ trống và trở thành nơi trú ngụ cho những người đột nhập trái phép, những con nghiện và tội phạm nguy hiểm.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)