Chuyện lạ 2010-05-29 02:50:22

Triều Tiên 'vô địch' thế giới về tàu ngầm?


Thứ Bẩy, ngày 29/05/2010, 03:30 Gửi bài viết này cho bạn bè
Triều Tiên đang có trong tay lực lượng tàu ngầm khổng lồ số một thế giới.

Khu vực biển xung quanh bán đảo Triều Tiên được đánh giá là nơi có mật độ tàu ngầm dày đặc nhất thế giới. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều có tàu ngầm hiện diện tại đây. Trong đó, đặc biệt phải kể đến là Triều Tiên, nước có số lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới.

[justify]Vượt lên trên các cường quốc quân sự khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng khác là Hàn Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên có trong tay lực lượng tàu ngầm khổng lồ số một thế giới. Theo những số liệu công khai, lực lượng tàu ngầm Triều Tiên có tổng số 97 chiếc lớn nhỏ. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn nữa và vượt xa mốc 100 bởi Triều Tiên chưa công khai một số loại tàu ngầm khác có trong trang bị của mình.[/justify]

[justify]Trong số 97 chiếc tàu ngầm mà Triều Tiên công khai, có 22 chiếc lớp Romeo, 4 chiếc lớp Whiskey, 26 chiếc lớp Sang-O và 45 chiếc thuộc lớp SSI. Ngoài ra, Triều Tiên còn sở hữu các loại tàu ngầm lớp Golf và Yugo hay P-4, nhưng không rõ về số lượng.[/justify]

[justify]Như vậy, các loại tàu ngầm của Triều Tiên có thể được chia làm 2 loại lớn và nhỏ với 6 lớp lần lượt là Romeo, Whiskey, Sang-O, SSI, Golf và Yogo. Trong đó, Romeo, Whiskey và Golf là các lớp tàu ngầm của Liên Xô. SSI hay còn gọi là các loại bán tàu ngầm được cho là do Triều Tiên tự chế tạo. Các tàu ngầm lớp Yogo được chế tạo ở Nam Tư cũ.[/justify]

[justify]1. Tàu ngầm lớp Romeo[/justify]

[justify]Phần lớn tàu ngầm hiện nay của Triều Tiên là các mẫu do Liên Xô thiết kế từ những năm 40-50 của thế kỷ trước. Sau khi nhận được 4 chiếc tàu ngầm lớp Romeo từ Trung Quốc vào hai năm 1973-1974, Triều Tiên đã bắt đầu tiến hành tự sản xuất loại tàu ngầm này. Năm 1990, Triều Tiên mua thêm tàu ngầm lớp Romeo do Trung quốc sản xuất theo mẫu của Liên Xô. Bên cạnh đó, Triều Tiên tiếp tục tự sản xuất với tốc độ 2 năm 1 chiếc và có nhiều thay đổi về trang bị cũng như cải tiến kỹ thuật so với các mẫu do Liên Xô sản xuất hồi những năm 1950.[/justify]







Đặc điểm của tàu ngầm lớp Romeo Dài 76,7 m, rộng 6,7 m, cao trung bình 5m. Lượng choán nước khi nổi của Romeo vào khoảng 1.328-1.478 tấn, lượng choán nước khi lặn là 1.712 tấn.


[justify]Romeo có 2 động cơ diesel 37D 2.000 mã lực/động cơ; 2 động cơ điện PG101 loại 1.350 mã lực/động cơ. Ngoài ra, Romeo còn có 2 động cơ điện dự trữ PG103 50 mã lực. Tốc độ trên mặt nước của Romeo 24,46 km/h, khi lặn đạt 21,24 km/h. Tàu có khả năng lặn sâu 270 m và hoạt động độc lập 60 ngày. Thuỷ thủ đoàn Romeo gồm 52 người, trong đó có 9 sĩ quan. Về hoả lực, Romeo không có tên lửa mà chỉ được trang bị 6 ngư lôi 553 mm ở mũi và 2 ngư lôi cùng loại ở đuôi. Romeo còn có 28 thuỷ lôi các loại. [/justify]

[justify]Tàu ngầm lớp Romeo (theo cách gọi của NATO) là loại tàu ngầm thuộc dự án 633 của Liên Xô. Đây là mẫu tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel và điện.[/justify]

[justify]Loại tàu ngầm lớp Romeo phù hợp với điều kiện địa hình tác chiến gần bờ. Chúng có độ ồn thấp, khó bị phát hiện, đặc biệt khi chạy bằng điện. Vì thế, với số lượng đông đảo, Triều Tiên chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các cuộc đối đầu ven biển nếu chiến tranh xảy ra.[/justify]

[justify]Đầu những năm 1990, Triều Tiên mua 40 chiếc tàu ngầm “sắt vụn” của Liên Xô, trong đó có 30 chiếc lớp Romeo. Nhiều khả năng, Triều Tiên đã tái sử dụng một số bộ phận của những con tàu này để chế tạo các mẫu Romeo trong nước.[/justify]

[justify]Mặc dù chiếm ưu thế trong các cuộc chiến ven bờ, nhưng lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên không đóng vai trò quyết định trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực ở quy mô lớn. Một trong những phương thức vô hiệu hoá sức mạnh của tàu ngầm chính là tiêu diệt chúng ngay tại căn cứ khi chưa kịp xuất phát.[/justify]

[justify]Trong chiến thuật của mình, Mỹ đặc biệt chú ý đến điều này và có đủ khả năng để thực hiện ý đồ. Mặt khác, lực lượng tàu ngầm dù có đông đảo đến mấy, nếu bị bao vây cô lập sẽ không thể duy trì sức chiến đấu và phát huy thế mạnh của mình, chưa nói đến vấn đề lạc hậu của các loại trang thiết bị và vũ khí trên tàu.[/justify]

[justify]2. Tàu ngầm lớp Whiskey[/justify]

[justify]Tàu ngầm lớp Whiskey (theo cách gọi của NATO) là các tàu ngầm thuộc dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô. Lớp tàu ngầm này được sản xuất hàng loạt vào giai đoạn đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.[/justify]




Đặc điểm của tàu ngầm lớp Whiskey Dài 76 m, rộng 6,3 m, cao trung bình 4,9 m. Lượng choán nước khi nổi của Whiskey vào khoảng 1.080 tấn, lượng choán nước khi lặn là 1.350 tấn. Whiskey chạy bằng động cơ điện và diesel (chưa rõ loại).


[justify]Tốc độ trên mặt nước của Whiskey đạt 34,3 km/h, khi lặn đạt 24 km/h. Tàu có khả năng lặn sâu 170 m và hoạt động độc lập 40 ngày. Thuỷ thủ đoàn Romeo gồm 56 người. Về hoả lực, Whiskey của Triều Tiên không có tên lửa mà chỉ được trang bị 6 ngư lôi 553 mm, 4 ở mũi và 2 ở đuôi. Romeo còn có 22 thuỷ lôi các loại.[/justify]

[justify]Những mẫu thiết kế ban đầu được đưa ra từ đầu những năm 1940. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, Liên Xô đã tiếp thu được nhiều kỹ thuật chế tạo tàu ngầm của Đức và cho ra mắt mẫu thiết kế mới vào năm 1946. Về tổng thể, tàu ngầm lớp Whiskey tương đồng với mẫu tàu ngầm Type XXI của Đức.[/justify]

[justify]Trong giai đoạn từ 1949 đến 1958, Liên Xô đã sản xuất khoảng 236 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey, trong đó có 4 chiếc bán cho Triều Tiên.[/justify]

[justify]Tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô từng có phiên bản được trang bị tên lửa dẫn đường SS-N3 và rađa trên boong. Tuy nhiên, loại này không được xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, nhiều khả năng, 4 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey mà Triều Tiên sở hữu không có tên lửa.[/justify]

[justify]3. Tàu ngầm lớp Sang-O[/justify]

[justify]Sang-O là loại tàu ngầm có số lượng nhiều nhất trong trong biên chế của Hải quân Triều Tiên với 26 chiếc (với đúng nghĩa là tàu ngầm, không phải tàu bán ngầm cực nhỏ lớp SSI). Loại tàu ngầm nhỏ này đóng vai trò quan trọng trong Lực lượng tác chiến đặc biệt. Sang-O có hai phiên bản, 1 phiên bản chuyên dụng rải thuỷ lôi và phiên bản thứ 2 chuyên dụng cho mục đích tiêu diệt tàu mặt nước.[/justify]






Đặc điểm kỹ chiến thuật tàu ngầm lớp Sang-O Tàu ngầm lớp Sang-O là loại tàu nhỏ, dài 34 m, rộng 3,8 m.


[justify]Lượng choán nước khoảng 370 tấn. Sang-O chỉ có 1 động cơ điện, 1 đông cơ diesel cỡ nhỏ và 1 động cơ dự bị. Tốc độ trên mặt nước của Sang-O đạt 13,9 km/h, khi lặn đạt 13 km/h. Tàu có khả năng lặn sâu 150 m. Thuỷ thủ đoàn Romeo gồm 25 người, trong đó có 6 thợ lặn. Về hoả lực, Sang-O được trang bị 2 ngư lôi 553 mm và có thể có một số ngư lôi loại 53-56 KE của Nga. [/justify]

[justify]Sang-O trong tiếng Triều Tiên có nghĩa là “cá mập”, được sử dụng chủ yếu để xâm nhập lãnh hải của Hàn Quốc và từng bị Hàn Quốc bắt được ngày 18/6/1996.[/justify]

[justify]Sang-O đượcTriều Tiên bắt đầu chế tạo vào năm 1991 và kéo dài đến năm 1996 với tốc độ 4-6 chiếc một năm. Nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất loại tàu ngầm này nhưng không có bất kỳ chi tiết cụ thể nào về số lượng cũng như những cải tiến.[/justify]

[justify]4. Tàu ngầm lớp SSI[/justify]

[justify]Với 86% đường biên giới là bờ biển, Hàn Quốc có thể gặp khó khăn nếu bị khống chế các khu vực ven bờ. Có thể đây chính là điểm mà Triều Tiên đã nhận thấy nên Bình Nhưỡng không ngừng tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, đặc biệt về số lượng. Theo thống kê của Mỹ, Triều Tiên hiện có khoảng 45 chiếc tàu ngầm lớp SSI.[/justify]







Tàu ngầm cực nhỏ SSI


[justify]Đây là các loại tàu ngầm cực nhỏ, tốc độ cao và thường được sử dụng trong Lực lượng Đặc nhiệm của Triều Tiên. Tàu ngầm SSI có 3 động cơ và chỉ có khả năng lặn trong một thời gian ngắn nhất định. Các tàu ngầm loại này chủ yếu được sử dụng để chở lính đặc nhiệm và tác chiến độc lập trong các chiến dịch tình báo, xâm nhập biệt kích nhằm phá hoại hậu phương địch, cắt đứt liên lạc giữa các cánh quân với sở chỉ huy. Loại tàu ngầm này rất đa dạng và hiện chưa có thông tin cụ thể nào về đặc điểm kỹ chiến thuật.[/justify]

[justify]5. Tàu ngầm lớp Golf[/justify]

[justify]Năm 1994, Nga và Triều Tiên đã ký kết một hợp đồng về việc mua bán tàu ngầm. Theo đó, Nga sẽ bán cho Triều Tiên 12 chiếc tàu ngầm tấn công lớp Foxtrot (Dự án 641) và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Golf II (Dự án 629). Trên thực tế, tàu ngầm lớp Foxtrot và Golf không có sự khác biệt lớn.[/justify]

[justify]Hợp đồng này do công ty Toen Shioji của Nhật Bản đứng ra dàn xếp. Số tàu ngầm trên là những chiếc được Nga đưa ra khỏi biên chế của hải quân vào năm 1990.[/justify]

[justify]Tuy nhiên, do sức ép của cộng đồng quốc tế, Nga đã dừng việc chuyển giao lô hàng này cho phía Triều Tiên vào tháng 2/1994. Tháng 4/2004, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Nga đã cử đặc phái viên đến Triều Tiên để giám sát việc tháo rỡ một chiếc tàu ngầm duy nhất lớp Golf đã được chuyển giao cho Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó, không có báo cáo nào được công khai.[/justify]

[justify]Golf là lớp tàu ngầm thuộc Dự án 629 của Liên Xô, chạy bằng động cơ điện và diesel, có thể phóng được tên lửa đạn đạo SS-N4, Scud. Tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên có chiều dài 15,5 m, dài hơn tên lửa SS-N4 đúng 1m. Tuy nhiên, có thể cải tiến bệ phóng hoặc tên lửa để chúng tương thích với nhau.[/justify]

[justify]Hiện nay, tàu ngầm lớp Golf vẫn còn được Trung Quốc sử dụng.[/justify]

[justify]6. Tàu ngầm lớp Yugo[/justify]

[justify]Lớp tàu ngầm Yugo (Una) của Triều Tiên có tên như vậy là do NATO gán cho vì được sản xuất ở Nam Tư vào năm 1965. Từ Yogo xuất phát từ Yugoslavia (Nam Tư).[/justify]








Đặc điểm kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Yugo (Una): Yugo dài 20 m, rộng 2 m, cao 1,6 m, sử dụng 1 động cơ diesel, 1 động cơ điện và 1 động cơ dự bị.


[justify]Tốc độ tối đa của Yugo vào khoảng 19 km/h khi nổi và 14 km khi lặn. Yugo có khả năng lặn sâu 120 m với thuỷ thủ đoàn 8-9 người. Tàu được trang bị 2 ngư lôi 553 mm. [/justify]

[justify]Hồi tháng 6/1998, một chiếc tàu ngầm lớp Yugo của Triều Tiên gặp tai nạn trên vùng biển quốc tế gần lãnh hải Hàn Quốc. Trong con tàu này người ta tìm thấy 9 thuỷ thủ Triều Tiên tử nạn.[/justify]

[justify]Hiện không rõ Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu chiếc tàu ngầm thuộc lớp Yugo.[/justify]

[justify]Như vậy, theo những con số công khai, Triều Tiên hiện có 97 chiếc tàu ngầm lớn nhỏ các loại. Tuy nhiên, người ta không thể biết số lượng chính xác của chúng là bao nhiêu bởi nhiều khả năng Triều Tiên vẫn tiếp tục tự sản xuất tàu ngầm tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình.[/justify]

[justify]Mặc dù có số lượng đông đảo bậc nhất thế giới, nhưng cho đến nay lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên vẫn chưa có tàu nguyên tử. Mặt khác, các tàu ngầm có trong trang bị của Bình Nhưỡng chủ yếu là các mẫu được sản xuất từ giữa thế kỷ trước. Những lạc hậu về mặt kỹ thuật và vũ khí sẽ là những yếu tố hạn chế đáng kể sức cơ động và hoả lực của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên.[/justify]




Đặc điểm kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Golf. Tàu ngầm lớp Golf dài 98,4 m, rộng 8,2 m, cao trung bình 7,85 m (có phiên bản cao 8,5 m).


[justify]Lượng choán nước khi nổi là 2.794 tấn, khi lặn là 3.553 tấn. Golf có 3 động cơ điện, 3 đông cơ diesel loại 2.000 mã lực/động cơ và 3 động cơ điện dự bị. Tốc độ trên mặt nước của Golf đạt 27,6-31,3 km/h, khi lặn đạt 22 km/h. Tàu có khả năng lặn sâu 260 m. Thuỷ thủ đoàn Romeo gồm 80-83 người. Về hoả lực, tàu ngầm lớp Golf có thể mang 3 tên lửa SS-N4. Sau đó, Golf được cải tiến với bệ phóng D-1, có thể phóng tên lửa R-11 hoặc R-13 và được trang bị 6 ngư lôi 553 mm.[/justify]


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)