[justify]Ánh sáng, khí quyển, nước và vạn vật…đã tạo nên những cảnh tượng ngoạn mục trên bầu trời, những cảnh tượng càng tôn vinh sự sống diệu kì trên Trái đất. 1. Công trình pha lê [/justify] [justify]Một khu du lịch trượt tuyết ở Áo đã chụp bức ảnh này. Những tinh thể hoạt động những lăng trụ uốn cong ánh sáng hơn 22 độ. Vì vậy, chiếc vòng bạn thấy được gọi là vòng hào quang 22 độ. 2. Thuyền bay [/justify] [justify]Ảo ảnh không chỉ xảy ra ở sa mạc. Ánh sáng bị bẻ cong bất cứ lúc nào nó đi xuyên qua không khí nhưng khi nhiệt độ không khí có sự khác biệt lớn trong một khoảng cách nhỏ sẽ tạo ra dao động mật độ dữ dội, nó có thể khúc xạ ánh sáng nhiều lần và một ảo ảnh được sinh ra. Bức ảnh này được gọi là ảo ảnh trên vì nó khiến con thuyền trông cao hơn thực tế. Và ảo ảnh trên luôn bao gồm một phần hình ảnh bị đảo ngược như bạn thấy trong hình. 3. Con mắt của Chúa tể bóng tối? [/justify] [justify]Nhờ ống khói che bớt ánh sáng chói của mặt trời mà ta có thể thấy một vòng hào quang 22 độ mờ mờ trên bầu trời Phần Lan. Hào quang xảy ra mọi lúc và phổ biến hơn cả cầu vồng nhưng bạn phải che đi mặt trời chói lọi mới có thể quan sát được hiện tượng này. 4. Hai hoàng hôn trong ngày[/justify] [justify]Sự khúc xạ ánh sáng thường khiến mặt trời dường như phẳng hơn và có hình bầu hình ở đường chân trời khi mặt trời lặn. Bức ảnh hoàng hôn trên Thái Bình Dương được chụp bởi Đài quan sát Nam Âu ở Chile thể hiện rõ về hiệu ứng thị giác này. Khúc xạ làm phẳng phần trên của mặt trời nhưng ánh sáng của nó sáng hơn do khoảng cách xuyên qua khí quyển ngắn hơn. Mặt trời thứ hai bên dưới được gọi là ảo ảnh dưới. Đây là dạng ảo ảnh phổ biến nhất và chúng ta thường thấy khi đi trên đường cao tốc trong những ngày nắng nóng. 5. Cực quang đỏ [/justify] [justify]Những phần tử bé nhỏ hơn nguyên tử liên tục phóng ra từ mặt trời mà chúng ta gọi là gió mặt trời. May mắn cho chúng ta, tầng từ trường của Trái đất đã làm chệch hướng phần lớn những phần tử này. Nhưng tại vùng cực của Trái đất, một số hạt này đi vào khí quyển và tạo ra những vệt sáng mà chúng ta gọi là cực quang. Cực quang tỏa ra ánh sáng nhiều màu sắc thấy được nhưng chỉ có một vài màu nổi trội với màu xanh là màu chủ yếu đạo. Oxy oxi hóa cao trên bầu trời Alaska cho phép những cực quang đỏ hiếm hoi xuất hiện. 6. Sét sa mạc [/justify] [justify]Điện âm tích tụ phần dưới của những đám mây, điện dương tính tụ trên mặt đất. Khi điện áp vượt quá khả năng cách li của không khí thì sẽ có sét đánh. Tia sét dài này đánh ngang bầu trời Arizona gần núi Silverbell. 7. Ánh hào quang [/justify] [justify]Hào quang mặt trời dễ được nhìn thấy nhất vào lúc nhật thực. Hào quang trong hình xảy ra khi mặt trời chiếu xuyên qua những giọt nước nhỏ và bị phân thành những dải khác nhau. 8. Mạng nhện ngũ sắc [/justify] [justify]Cầu vồng có thể hình thành khi ánh sáng chiếu qua những giọt nước trong không khí. Nhưng nếu mặt trời chiếu ở một góc thấp, cầu vồng cũng xuất hiện khi giọt nước bám trên một bề mặt nhất định như những giọt sương trên mạng nhện này. Cỏ, cây thạch nam và những thực vật nhỏ khác cũng là những bề mặt tốt để tạo thành cầu vồng gọi là dewbows. 9. Ánh sáng trên đỉnh núi [/justify] [justify]Thỉnh thoảng, đỉnh núi tỏa ra ánh sáng màu hồng như trong hình trên, thậm chí khi mặt trời đã khuất sau đường chân trời, nhưng phổ biến nhất vẫn là lúc mặt trời mặt trời đang hạ thấp ở đường chân trời lúc hoàng hôn. Hiện tượng này được gọi là ánh sáng hồng trên đỉnh núi (alpenglow) và nó xảy ra vì ánh mặt trời phản chiếu lại từ những phân tử băng, nước hoặc tuyết ở tầng khí quyển thấp hơn. 10. Cầu vồng phẳng (circumhorizontal arc)[/justify] [justify]Cầu vồng phẳng là một hiện tượng hiếm khi xảy ra, nó có thể hình thành chỉ mặt trời ở trên 58 độ so với bầu trời và chiếu sáng xuyên qua lớp băng tinh thể. Nguồn: khoahoc.com.vn[/justify] |