Suelo thường xuyên xuất hiện tại những vách núi cheo leo
[justify]Daniel Suelo sống trong 1 cái hang. Không giống như đa phần những người đàn ông Mỹ khác thường chìm trong nợ nần, thế chấp tài sản… anh này dường như không có bất kì một lo lắng vào về những vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế. Theo anh cách tốt nhất để vượt qua những điều đó chính là không bao giờ động đến tiền bạc. 10 năm về trước, vào mùa thu năm 2000 Suelo đã quyết định không sử dụng tiền bạc. Ông đã từ bỏ nó giống như thói quen xấu là nghiện ma túy.[/justify]
[justify]Nơi cư ngụ của ông đó là một nơi cao trong một hang hẻm có thác nước. Anh thường mất hàng giờ đi bộ từ thị trấn ở Moab, Utah nơi mọi người biết đến anh là con người vô cùng đặc biệt.[/justify]
[justify]Suelo cho hay: “Khi sống chung với tiền bạc tôi luôn luôn thiếu thốn” – anh chia sẻ. “Tiền là sự hiện thân của thiếu thốn. Tiền đại diện cho những điều trong quá khứ, tương lai nhưng tiền không bao giờ đại diện cho những gì ở hiện tại”.[/justify]
Trông anh giống như một người rừng
[justify]Vào một ngày ấm áp đầu mùa xuân, tôi trèo lên một đỉnh núi nơi có chiếc hang tôi đang ở và tìm thấy một lời nhắn cùng khuôn mặt cười: Chris, cảm thấy tự do khi sử dụng bất cứ thứ gì, ăn bất cứ thứ gì. Từ bên ngoài nơi đây giống như một giọt nước trống rỗng với kích thước tương đương 1 phòng tăm nhưng có đầy đủ các vật dụng cần thiết: vài cái chậu được treo trên trần, một cái bếp, chiếc xô đựng đầy gạo và café, một chiếc giường có chăn chiếu và bụi bẩn… Suelo đã ở đó trong 3 năm.[/justify]
[justify]Màn đêm buông xuống anh chèo lên cách vách đá để ngắm sao và bắt chước tiếng quạ kêu với giọng the thé. Anh ấy tự xây dựng lại lối vào hang động của mình, lấy những tảng đá lớn để làm cầu thang. Da của ông trở nên đen sạm đi còn tóc trông giống như một tổ chim với đầy bụi do anh thường xuyên rúc vào các bụi rậm trên núi. Anh thường xuyên nhặt những đồ bỏ đi trên phố Moab: mũ len, găng tay, áo khoác mùa đông, quần áo, giày dép…[/justify]
Hang động nơi anh này sinh sống
[justify]Suelo từng tốt nghiệp đại học Colorado với tấm bằng nhân loại học. Anh đã nghĩ đến việc trở thành một bác sĩ. Anh cũng có tài khoản và tiền mặt ở ngân hàng. Năm 1987 sau vài năm làm kĩ thuật viên cho một phòng thí nghiệm tại bệnh viện Colorado anh gia nhập Peace Corps và được chuyển đến một ngôi làng trên dãy Andes ở Ecuado. Anh được giao nhiệm vụ giám sát sức khỏe cho mọi người trong khu vực, dạy họ cách cấp cứu cũng như về dinh dưỡng và phân phát thuốc khi cần thiết. Thành tích lớn nhất của anh là đỡ đẻ thành công cho ba trẻ sơ sinh.[/justify]
[justify]Trong một thập kỉ cư dân ở đây bắt đầu giàu có hơn. Trong suốt 2 năm anh đã ở đó để xem ngôi làng này tiếp nhận những yếu tố của kinh tế hiện đại. Họ bán thức ăn trên cánh đồng: khoai tây, bắp, đậu… để lấy tiền và sử dụng để mua những thứ họ cần. Họ mua soda, các bột màu trắng, đường tinh luyện, mì và các loại hương vị phục vụ cho bữa ăn giàu tinh bột hơn… Họ cũng mua tivi. Theo như Suelo thì khi họ chi tiêu càng nhiều sức khỏe của họ càng giảm sút và ông đã đo được điều đó bằng các biểu đồ.[/justify]
Một cuộc sống không tiền bạc trong 10 năm qua
[justify]Năm 1999 anh sống ở tu viện của đạo Phật tại Thái Lan và đã để dành đủ tiền cho những chuyến bay. Từ đây anh đến Ấn Độ nơi anh nhận ra nhiều điều về bản thân mình. “Tôi muốn là một thánh nhân” Suelo cho hay.[/justify]
[justify]Điều đặc biệt là người đàn ông này không bao giờ ra ngoài mà lại không được mời ăn uống bởi những người bạn của anh ở Moab.[/justify]
[justify]Suelo hiện tại đã 48 tuổi. Anh tâm sự: “Tôi sẽ làm những gì mà các sinh vật đã làm trong hàng triệu năm. Tại sao phải buồn khi tôi có thể chết trong những hẻm núi chứ không phải trong những lão khoa? Tôi có niềm tin lớn lao vào sự lựa chọn sức mạnh của tự nhiên. Và một ngày tôi sẽ ra đi”.[/justify]