1. Chàng trai nhìn không cần mắt
Ben Underwood đã tự luyện cho mình khả năng sử dụng âm thanh vọng lại để tìm đường đi khắp thế giới. Anh ấy bị mù, cả hai mắt đã bị tháo bỏ (do bệnh ung thư) từ khi mới 3 tuổi. Nhưng Ben Underwood đã thành công khi làm được một việc thực sự phi thường. Anh ấy thực sự là một Daredevil (người không biết sợ là gì cả). Anh có thể nhìn thấy thế giới thông qua âm thanh giống như là cá heo hoặc một sonar (*).
Hãy xem clip để biết Ben Underwood phi thường đến mức nào
(*) Sonar (viết tắt từ tiếng Anh: sound navigation and ranging): là một kỹ thuật sử dụng sự truyền âm thanh (thường là bên dưới nước) để di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện tàu bè khác.
2. Người tuyết
Win Hof - người Hà Lan, được biết đến như là Iceman (người băng). Anh có thể bơi trong nước đá và đứng trong thùng đá. Anh đã leo lên ngọn núi Blanc phủ đầy băng tuyết với chỉ một chiếc quần soóc, lập nên kỷ lục thế giới và vẫn luôn chinh phục những thử thách mới.
Các nhà khoa học không thể lý giải được tại sao, khi mà ở tuổi 48, người đàn ông Hà Lan này vẫn có thể chịu được nhiệt độ như vậy, thậm chí là càng ngày càng chịu đựng tốt hơn, trong khi ở nhiệt độ đó thì người bình thường đã… tử vong.
3. Chàng trai với bộ não siêu nhanh
Daniel Tammet mắc bệnh tự kỷ bác học. Anh có thể thực hiện được các phép tính toán dị thường với một tốc độ rất nhanh. Nhưng không như những nhà bác học khác - những người cũng có khả năng tính toán điệu nghệ như thế, Tammet có thể diễn tả bằng cách nào anh ấy có thể làm được điều kỳ diệu.
Trong nhận thức của Daniel Tammet, theo như lời anh nói, thì mỗi con số đến tận 10000 đều có hình dạng độc đáo riêng của mình và có thể cảm nhận được. Anh ấy có thế “nhìn” thấy kết quả của phép tính như là một phong cảnh, và anh ấy có thể “cảm giác” được cho dù đó chỉ là một số nguyên tố hay hợp tử.
Anh ấy mô tả những hình ảnh hiện lên trong đầu mình có 289 hình ảnh xấu xí, 333 hình ảnh rất hấp dẫn và số pi rất đẹp.
Khả năng ngôn ngữ của anh ấy cũng rất tốt. Anh có thể học một ngôn ngữ mới cực nhanh chóng. Để chứng minh điều này, một kênh tài liệu đã đưa ra thử thách, Tammet đã phải mất 1 tuần để học tiếng Aixơlen - một trong những ngôn ngữ được biết đến là khó học nhất trong thế giới ngôn ngữ.
4. Người phụ nữ không thể quên
Một ngày 6 năm về trước, nhà nghiên cứu thần kinh James McGaugh bất ngờ nhận được lá thư từ một phụ nữ xa lạ có biệt danh AJ (tên thật là Jill Price). Câu chuyện của bà về trí nhớ siêu việt, khả năng hồi tưởng quá khứ chính xác đến lạ lùng ngay lập tức kích thích trí tò mò của nhà nghiên cứu thần kinh học lỗi lạc.
Jill Price (hay AJ) |
Nếu bạn hỏi bất cứ điều gì xảy ra trong vòng 25 năm qua, AJ sẽ cung cấp cho bạn. Mức độ thâm cùng trong trí nhớ siêu việt của AJ khiến McGaugh nảy ra giả thiết: phải chăng, người phụ nữ này mang biệt tài “phân loại hồi ức”? Với nhiều người, việc nhớ lại các sự kiện đã qua sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu chúng được phân loại thành các chủ đề và sắp xếp và các tầng lớp có chung điểm tương đồng. Những người dẫn chương trình trên truyền hình thường áp dụng cách này để phát huy tối đa khả năng nhớ sự kiện.
Quả thực, cuộc sống của AJ cực kỳ chỉn chu, nề nếp và gọn gàng. “Với các sự kiện cũng vậy, AJ phân loại chúng tỉ mẩn theo ngày tháng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giải thích hết vì sao trí nhớ của bà đạt tới trình độ phi thường đến vậy. Người phụ nữ ấy sở hữu một trí nhớ hoàn hảo đến bất thường” - James McGaugh nhận xét.
5. Người nam châm
Cũng giống như cậu bé trong phim”Ma trận”, Miroslaw Magola - “người nam châm” - có khả năng phi thường. Bằng cách sử dụng ý nghĩ, anh ấy có thể hút lấy bất kể thứ gì kể từ… chảo kim loại đến những hòn bi, di chuyển chúng hoặc dính chặt vào người và cứ để nguyên chúng như thế.
Đầu tiên, anh tập trung tâm trí vào một thứ gì đó, sau đó nghĩ đến cảm giác có thể hút chúng như nam châm, và như bạn thấy đấy, những đồ vật đã dính chặt vào người anh. Khả năng đó kỳ diệu đến nỗi ngay cả khi anh nhảy lò cò thì những đồ vật đó vẫn cứ dính chặt vào người anh, không bị rơi xuống. Các nhà khoa học đã làm rất nhiều thí nghiệm nhưng bí mật dẫn tới khả năng của Miroslaw vẫn chưa được lý giải.
(Còn tiếp)