1. Năm Mậu Thìn 248: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu
Trước sự cai trị tàn ác của quan Đông Ngô, Bà Triệu, tức Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, 23 tuổi, ở quận Cửu Chân đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu được lan rộng, nghĩa quân đã phá vỡ nhiều thành trì, giết chết nhiều quan quân xâm lược.
Vua Đông Ngô khi ấy là Tôn Quyền đã sai tướng Lục Dận đem quân sang đàn áp. 6 tháng chống chọi với quân Đông Ngô, bà Triệu bị thua, và để giữ khí tiết, bà đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 21/2 âm lịch năm Mậu Thìn (nhằm ngày 1 tháng 4 năm 248).
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu trong lịch sử là cuộc khởi nghĩa có tiếng vang lớn. Bà còn nổi tiếng với câu nói nổi tiếng: Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
Bà Triệu cưỡi voi xung trận |
Đúng 300 năm sau khi bà Triệu mất. Năm Mậu Thìn 548, Triệu Quang Phục đã nối tiếp cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế, đánh đuổi giặc nhà Lương, và trở thành vua nước Vạn Xuân.
Tại đầm Dạ Trạch (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), Triệu Quang Phục (tức Triệu Việt Vương) dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, nửa đêm, ông cho quân dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Trần Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Trần Bá Tiên không đánh được, phải rút quân về, sau đó thua to. Về sau Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử đánh úp, phải tự tử ở sông Đáy.
Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương. Bãi đàm lầy nơi ông khởi nghĩa được gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ".
Đền thờ Triệu Quang Phục ở Yên Khánh, Ninh Bình |
Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà vua lập nền móng của hình luật thông qua việc đặt cái vạc dầu lớn ở sân triều và nuôi hổ dữ ở trong cũi, nhằm xử tội những kẻ chống lại nhà nước.
Nhà Đinh chỉ tồn tại được 12 năm, đến khi vua Tống xua quân sang xâm lược nước ta. Đúng vào năm Canh Thìn (980), vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, triều thần và thái hậu Dương Vân Nga suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, tức là Lê Đại Hành, lập ra triều Tiền Lê để lo chống giặc ngoại xâm.
Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận |
Năm Bính Thìn (1076), dưới thời vua Lý Nhân Tông, nhà Tống nhân vua còn nhỏ tuổi đã đem quân sang xâm lược nước ta. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của anh hùng dân tộc, Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt.
Cuộc kháng chiến này trở nên nổi tiếng với bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” được xem là của Lý Thường Kiệt, là một bản văn kêu gọi lòng yêu nước. Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, có tác dụng khởi dậy lòng yêu nước trong quân sĩ, đánh đuổi quân Tóng và giữ trọn vẹn chủ quyền đất nước.
5. Năm Bính Thìn 1076: Thành lập trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam
Cũng trong năm Bính Thìn (1076), vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở kế sau Văn Miếu (ban đầu là cho các hoàng tử, sau mở rộng cho những người giỏi trong thiên hạ vào học), và chọn những người giỏi, những nhà khoa bảng cho vào dạy học.
Đây là trường đại học đầu tiên của nước nhà. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử giáo dục nước nhà, cũng là sự ghi dấu thời kỳ thịnh trị của Nho giáo suốt nhiều thế kỷ.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã gần 1000 năm tuổi |
Khi vua Trần Thiếu Đế lên ngôi, ông mới 2 tuổi, cựu thần Hồ Quý Ly đã thao túng triều đình. Trước đó, Hồ Quý Ly giết chết 370 người có âm mưu giết ông, trong đó có thái bảo Trần Nguyên Hàng và thượng tướng Trần Khát Chân. Ngày 28/2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly ép vua Thiếu Đế nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu.Việc chiếm ngôi của Hồ Quý Ly đã chấm dứt thời kỳ trị vì 175 năm của nhà Trần.
Trong thời gian nắm quyền, Hồ Qúy Ly đã đề xuất ra nhiều chính sách cải cách, được một số nhà sử học đánh giá là tiến bộ. Tuy nhiên, ông đã gây quá nhiều bất mãn trong dân chúng nên thời nhà Hồ không kéo dài được lâu.
7. Năm Canh Thìn 1460: Vua Lê Thánh Tông lên ngôi
Lê Thánh Tông là vị vua thứ năm của nhà Lê, lên ngôi năm Canh Thìn 1460, khi ông được 18 tuổi. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế; khởi xướng bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của Việt Nam; đề cao những giá trị văn hóa dân tộc.
Bản thân ông là một nhà thơ lớn, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Nhà vua cũng cần mẫn học hành và chăm lo chính sự, đúng như lời nhà thơ tự thuật: Cũng vào năm Quý Thìn (1484), vua Lê Thánh Tông xuống 3 chiếu quan trọng: Cấm mua bán ức hiếp (ép gả), nếu không phải dịp tế lễ, cưới xin, đám ma mà vô cớ họp nhau ăn uống thì trị tội theo luật pháp, cấm nhân viên trong các công sở Nhà nước nhận tiền đút lót.
Thời kỳ Lê Thánh Tông làm vua là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam.
8. Năm Bính Thìn 1916: Vua Duy Tân bị bắt và lưu đày
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoảng, sinh năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ năm của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.
Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Và chỉ một ngày sau lễ đăng cơ, Duy Tân thể hiện rõ sự ác cảm với thực dân Pháp và với triều đình nhu nhược, đớn hèn.
Ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, khi Âu châu có cuộc chiến tranh, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày 6/5/1916.
Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý. Ông trả lời: Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.
Ngày 3/11/1916, ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Ngày 26/12/1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.
Vua Duy Tân lên ngôi năm 1907 |
Cuộc tấn công leo thang của người Mỹ ra miền Bắc được bắt đầu từ năm 1964 với sự kiện vịnh Bắc Bộ. Ngày 2 và 4/8/1964, hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ tiến sâu vào vịnh Bắc Bộ gây hấn. Hải quân Nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, buộc phải phản công hành vi xâm lược.
Ngày 5/8/1964, ngay sau sự kiện thứ 2, hải quân Mỹ trả đũa bằng chiến dịch Mũi Tên Xuyên, ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại 9 năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam. Trong đó khủng khiếp nhất là tập kích bằng B52 suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 tại các thành phố lớn ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng…
Tàu Maddox năm 1964 |
Sau ngày 30/4/1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước sau chiến tranh dai dẳng được đặt lên hàng đầu. Tháng 1/1976, cuộc họp liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra quyết định: kế hoạch về cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất.
Từ ngày 24/ 6 đến ngày 3/7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thông qua quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, xác định Thủ đô, bầu chính phủ, đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.
Hình ảnh tổng tuyển cử thống nhất đất nước trên một bộ tem |