[/size]
- [*]
[justify]1. Đảo Okunoshima[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Cách bờ biển Nhật Bản 3km ngoài khơi xa, đảo Okunoshima còn có tên gọi khác là đảo Rabbit (đảo thỏ), lý do là bởi trên đảo không có ai ngoài những chú thỏ. Trước đây, quân đội hoàng gia Nhật Bản có đặt trên đảo một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học cho Chiến tranh thế giới thứ II (từ năm 1929 đến 1945) và thải khí độc ra môi trường khiến cho người dân không thể sinh sống và cư ngụ tại đây. Khi chiến tranh kết thúc, các nước đồng minh đã cho tháo dỡ nhà máy, động vật thí nghiệm (chủ yếu là những chú thỏ) được thả tự do ra khỏi các phòng thí nghiệm và sống trên đảo. Từ đó, đảo Okunoshima dần bị lãng quên, trở thành hòn đảo hoang vắng như bị… ma ám. [/justify]
[justify]Tuy nhiên, vào năm 1988 bảo tàng khí độc được xây dựng trên đảo và mở cửa đón chào các du khách đến thăm quan. Các du khách đến đảo thường ưa thích ngắm nhìn và chơi đùa với những chú thỏ hơn là thăm quan bảo tàng.[/justify]
[justify]2. Quần đảo Antipodes[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Quần đảo Antipodes vốn là một nhóm các hòn đảo núi lửa nằm ở phía Nam New Zealand. Chính khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt đã khiến cho hòn đảo trở thành một nơi hoang vắng, không có người sinh sống. Đã có không ít những chiếc tàu bị đắm và nhiều người bị mất mạng tại đây, nhiều người đã cố gắng sống thử trên những hòn đảo này nhưng đều phải từ bỏ ý định.[/justify]
[justify]3. Đảo Jaco[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đảo Jaco ở Đông Timo không có người sinh sống bởi vì một lẽ rất đơn giản, người dân địa phương xem đây là một vùng đất thiêng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hòn đảo sẽ không tiếp đón khách du lịch đến thăm đảo. Những chuyến cắm trại trên đảo luôn được ngư dân địa phương khuyến khích bởi họ sẵn sàng trở thành người bán hàng, phục vụ du khách một cách tận tình. Từ năm 2007, đảo Jaco chính thức trở thành một phần của Vườn quốc gia Nino Konis Santana.[/justify]
[justify]4. Đảo Clipperton[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đảo Clipperton thực ra là một hòn đảo san hô ở phía Nam Mexico và phía Tây Guatemala, Thái Bình Dương. Trước đây, hòn đảo được cho là vùng đất của Pháp, sau đó người Mỹ đến đảo để khai thác phân chim. Đến năm 1897, Mexico sở hữu hòn đảo và cho phép một công ty Anh quốc khai thác phân chim tại đây. Vào năm 1914, cuộc nội chiến Mexico khiến cho 100 người dân trên đảo bị cô lập, đến năm 1917, những người sống sót cuối cùng trên đảo gồm có 3 phụ nữ đã được cứu sống và di tản. Sau đó quyền sở hữu hòn đảo lại thuộc về người Pháp.[/justify]
[justify]5. Đảo North Brother (đảo Bắc Anh)[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đây là một hòn đảo ở East River (sông Đông) của thành phố New York và bị lãng quên. Trước đây, nó là một khu vực cách ly được bảo vệ và do đó bị tách biệt khỏi người dân. Bệnh viện Riverside đã mở một cơ sở kiểm dịch đối với bệnh nhân đậu mùa trên hòn đảo rộng 8ha này vào năm 1885. Sau đó, bệnh viện để những người bệnh đậu mùa nằm chung với các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm khác như bệnh hoa liễu và bệnh thương hàn. Bệnh viện đóng cửa vào năm 1942 nhưng tòa nhà được sử dụng làm nhà ở cho cựu chiến binh trong một thời gian, sau đó, tòa nhà lại trở thành trung tâm phục hồi chức năng cho những thanh niên cai nghiện ma túy. [/justify]
[justify]Tuy nhiên, do vướng phải nhiều sai phạm như tham nhũng, lạm dụng và bạo lực nên cơ sở này đã bị buộc đóng cửa vào năm 1963. Hiện nay, tòa nhà vẫn còn ở trong trạng thái tiêu điều và được cho là bị ám bởi nhiều người đã chết tại đó.[/justify]
[justify]6. Đảo Hashima[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đảo Hashima ở Nhật Bản thường được gọi là Chiến đảo. Cách Nagasaki khoảng 15km, hòn đảo sở hữu một nguồn than khổng lồ, được khai thác từ năm 1887 đến năm 1974 và đã đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ. Thợ mỏ và gia đình của họ (khoảng hơn 5.000 cư dân) sống trong những căn hộ rộng rãi, trên hòn đảo rộng 6ha này. Khi việc kinh doanh than thất bại, những tòa nhà bị bỏ trống và thậm chí trở nên nguy hiểm đối với nhiều người đặt chân lên đảo. Mặc dù hòn đảo không có người ở nhưng sau đó đã được mở cửa cho khách du lịch tham quan vào năm 2009.[/justify]
[justify]7. Đảo pháo đài Carroll[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Vào năm 1847, quân đội Mỹ đã cho xây dựng pháo đài Carroll để bảo vệ Baltimore ở giữa sông Patapsco. Hòn đảo nhân tạo này được xây dựng dưới sự giám sát của một thanh niên tên Robert E.Lee - người đã thiết kế ra hình dạng lục giác cho hòn đảo. Tuy nhiên, hòn đảo vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh do cuộc nội chiến diễn ra. Quá trình xây dựng bị ngưng trệ cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc và pháo đài bắt đầu được hiện đại hóa. Mặc dù đã được hiện đại hóa dần dần nhưng pháo đài cũng sớm trở nên lỗi thời so với thời đại. [/justify]
[justify]Vào năm 1921, quân đội đã rời khỏi hòn đảo và nó trở thành một hòn đảo hoang. Sau đó, hòn đảo được bán lại cho một nhà đầu tư tư nhân vào năm 1958; tuy đã có nhiều kế hoạch được đưa ra trong việc sử dụng hòn đảo nhưng tất cả đều được chứng minh là rất khó thực hiện bởi chi phí quá đắt đỏ. Pháo đài thì vẫn còn nhưng nó đang dần dần bị phá hủy theo thời gian và sớm trở thành đống đổ nát.[/justify]
[justify]8. Đảo Lazzaretto Nuovo[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Lazzaretto Nuovo là một hòn đảo nằm ngay lối vào của khu vực đầm phá bao quanh Venice, Italy. Đây vốn là một tu viện thời Trung cổ, sau đó được chỉ định trở thành khu vực kiểm dịch đối với bất kỳ tàu thuyền nào đến gần Venice vào năm 1468 nhằm bảo vệ thành phố khỏi bệnh dịch hạch. Cho đến thế kỷ 18, cơ sở kiểm dịch này đóng cửa và cuối cùng, nó trở thành một căn cứ quân sự. Tuy nhiên, đến năm 1975, quân đội Italy đã rời khỏi đảo và hòn đảo bị bỏ không trong nhiều năm. [/justify]
[justify]Nhờ vào nỗ lực của cộng đồng, hòn đảo đã được sử dụng làm bảo tàng văn hóa dưới sự bảo trợ của Bộ văn hóa, nghệ thuật Italy. Hiện tại hòn đảo được mở cửa để đón chào khách du lịch.[/justify]
[justify]9. Đảo san hô Palmyra[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đảo san hô Palmyra cách đảo Hawaii 1.000 dặm (khoảng 1.600km) về phía Nam và là lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của Mỹ. Tuy nhiên, với địa thế bị cô lập, hòn đảo hoàn toàn không có người ở. Quân đội Mỹ đã từng cho xây dựng ở đây một đường băng vào Thế chiến II nhưng hiện nay nó cũng đã rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Đảo san hô hiện tại được quản lý bởi cơ quan động vật hoang dã và sinh vật biển Mỹ, thuộc sở hữu của Cục bảo vệ thiên nhiên. [/justify]