Nước rửa bát, đến bà chủ cũng không dám sờ vào[/size] [size=3]
Hàng ngày, từ thời điểm 11h trưa các quán cơm đều đông nghẹt khách nên việc rửa bát phải diễn ra hết sức khẩn trương và nhanh chóng để lấy dụng cụ cho khách đến sau.[/size] [size=3]
Vì là nhân viên mới nên khi xin việc vào các quán cơm bụi, tôi chỉ được chủ quán giao cho làm các việc lặt vặt như rửa bát, quét dọn, còn nấu cơm và tiếp xúc với các loại thực phẩm, công nghệ xào nấu chỉ người quen mới được làm.[/size] [size=3]
Chỉ trong vài ngày làm nhân viên rửa bát ở quán cơm, bàn tay của tôi bị tróc da, nổi những mụn nhỏ li ti ngứa. Những quán cơm đều đông khách nên không chủ nào muốn trang bị găng tay cho nhân viên vì sợ thao tác lâu và tốn kém.[/size] [size=3]
Tại quán cơm trước cổng trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, chai nước rửa bát có hiệu Sunlight nhưng bên trong là một loại nước nhớt nhớt, màu mờ mờ không như các loại nước rửa bát khác và bọt thì dường như không có.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Muôi, bát gom vào một thùng cáu bẩn[/size] |
Những chai nước rửa bát đựng trong can dầu ăn loại 5 lít, được chủ quán mua với giá 10 nghìn đồng/lít và có thể dùng cho cả tháng thay vì mua nước rửa bát thông thường, có đắt gấp đôi, gấp ba.[/size] [size=3]
Một chủ quán cho rằng, phải mua loại này người làm mới tiết kiệm được. Họ biết nước rửa bát ăn da tay sẽ không dám dùng nhiều?!…[/size] [size=3]
Tráng bát và xóc đũa thìa qua nước[/size] [size=3]
Cùng với kịch bản xin việc làm thêm tại quán cơm sinh viên, phóng viên đã trở thành nhân viên phụ việc tại quán cơm B.B gần trường Đại học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.[/size] [size=3]
B.B là một trong những quán cơm đông khách nhất khu vực một phần vì tiếng tăm, một phần vì có diện tích rộng nên khách thích đến ăn hơn.[/size] [size=3]
Bà chủ của quán cơm là người tỉnh lên Hà Nội thuê cửa hàng mở quán. Thực phẩm trong quán cũng giống như các quán cơm bình dân khác, đều có mối giao hàng đến tận nơi từ rau dưa, cá, thịt với giá rất hời. Chủ quán không phải đi chợ mua nhiều đồ.[/size] [size=3]
Trong một ngày làm việc ở đây, chúng tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm rửa bát siêu nhanh của nhân viên trong quán.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Chậu nước bẩn này vẫn được giữ lại để rửa thêm vài lượt.[/size] |
Từ khoảng 11 giờ trưa, khách đến quán ăn đông nghẹt, vì thế nhân viên cũng chạy không có lúc nghỉ ngơi từ giao cơm cho khách đến việc dọn bàn. Bát, đĩa bẩn dọn ra được cho vào khu vực rửa. Ở đó luôn có một người làm nhiệm vụ phân loại cho bát vào một chậu, đũa, thìa vào rổ.
Tôi được phân cho nhiệm vụ dùng khăn lau bát bằng chiếc khăn nhàu nhàu vừa dùng để lau bàn. Người rửa bát làm rất nhanh từ việc cho tay khuấy bát trong chậu, cho sang một chậu nước bên cạnh và đặt luôn vào rổ cho người khác lau. Vừa đặt bát vào rổ, người rửa bát lâu năm này vừa nhắc nhở nhân viên mới phải lau thật kỹ đáy bát và đáy đĩa vì chỗ đó khách hay sờ tay vào nếu để ướt, ẩm họ sẽ thấy vết mỡ bám vào, và sẽ có ấn tượng không tốt.
Chiếc khăn nhỏ xíu được dùng để lau cho vài trăm chiếc bát, đĩa. Còn đối với đũa, thìa thì gom lại thành một rổ to. Người rửa bát sẽ cho cả rổ vào chậu nước nhiều váng mỡ xóc lên một vài cái rồi vớt ra và lại dùng khăn lau cho khô.
"Sao cô không dùng nước rửa bát cho sạch? Người này ăn, người kia ăn nữa thì bẩn lắm", pv hỏi. Người rửa bát bĩu môi: "Nếu dùng nước rửa bát thì tiền đâu cho đủ mua mà lại còn hao nước vì có bọt. Cô cứ tráng như này cho nhanh mà tiết kiệm khối thứ".
Những chồng bát này khi được lau lau lại chuyển ngay ra ngoài để xúc cơm và thức ăn cho khách khác. Cứ như thế, 30 cái đĩa này cứ tráng đi, tráng lại bằng những thao tác như thể để phục vụ khoảng 200 khách mỗi ngày.
[/size]