[justify]Biển Chết là hồ có nồng độ muối cao nhất và là cũng là khu vực thấp nhất trên bề mặt trái đất. Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Nồng độ muối của biển cho phép con người dễ dàng nổi trên mặt nước, nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với các thợ lặn muốn tìm hiểu vùng nước lạ này.[/justify]
[justify]Sở dĩ biển có cái tên như vậy bởi vì độ mặn 33% của nó đã ngăn chặn sự phát triển của hầu hết các sinh vật. Điều này đã khiến các nhà vi sinh học ngạc nhiên khi họ tìm thấy các màng sinh vật dày dưới đáy biển.[/justify]
Một thảm vi khuẩn dưới đáy biển.
[justify]Một chuyến thám hiểm xuống đáy biển gần đây của các nhà khoa học đến từ viện Max Planck tại Đức đã đưa ra một kết quả đáng kinh ngạc. Những thảm vi khuẩn phát triển trên các miệng núi lửa nơi nước ngọt từ sông Jordan và nhiều dòng suối.chảy vào dưới đáy hồ. Chúng bao phủ phần lớn đáy hồ và rất phong phú về chủng loại. Nhìn thấy chúng, bạn cứ ngỡ như đang ở dưới một đáy hồ bình thường chứ không phải là một môi trường nước đầy khắc nghiệt.[/justify]
[justify]Theo kết quả của cuộc thám hiểm, có khoảng 30 miệng núi lửa dưới đáy biển và là nơi cư ngụ của các thảm vi khuẩn. Nhóm nghiên cứu từ Viện Max Planck ở Đức sẽ quay trở lại Biển Chết để nghiên cứu chúng.[/justify]
Tham khảo Gizmodo