Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang “đáp lễ” lại chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh năm 2009. Năm 2011, Việt Nam và Mỹ kí một thoả thuận sơ bộ về hợp tác quân sự.
Trong chuyến viếng thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đánh giá quá trình hợp tác trên 5 lĩnh vực ưu tiên là: đối thoại cấp cao thường xuyên giữa Bộ Quốc phòng 2 nước, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, học hỏi kinh nghiệm của Liên Hiệp Quốc về gìn giữ hoà bình, trợ giúp nhân đạo và khắc phục thảm hoạ.
Hai bên ký một bản tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực quân y. Chắc chắn cả 2 thảo luận về việc thực thi bản thoả thuận này.
Ngoài ra, vấn đề về hợp tác chống khủng bố giai đoạn I, giải trừ vũ khí huỷ diệt hàng loạt và phương tiện mang , chống việc buôn lậu ma túy cũng là những đề tài chính trong các cuộc thảo luận giữa 2 bên.
Mỹ và Việt Nam cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, gồm cả an ninh hàng hải tại biển Đông.
Cuối cùng, cả 2 bên thảo luận về những hoạt động trong tương lai, bao gồm cả việc ký một thoả thuận mới về việc những tàu Hải quân Mỹ thăm vịnh Cam Ranh và việc trao đổi thông tin tình báo có liên quan đến biển Đông.
Việt Nam cũng tiếp tục yêu cầu Mỹ hỗ trợ để làm sạch các điểm đen về chất độc màu da cam.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam thu hút sự quan tâm, đánh giá của nhiều người. |
Những quốc gia đồng minh mua khí tài quân sự hoặc sử dụng công nghệ Mỹ đều bị cấm chuyển giao cho bên thứ 3. Trong trường hợp này, một nước đồng minh của Mỹ chỉ có thể tự sản xuất vũ khí quân sự và bán cho Việt Nam theo luật pháp nước mình. Chẳng hạn, Hà Lan bán cho Việt Nam tàu hộ tống SIGMA và thậm chí có thể cùng Việt Nam đồng sản xuất loại tàu này.
Về triển vọng hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực quân sự, Mỹ hẳn nhiên là muốn như vậy, thông qua những cuộc tập trận chung, những hoạt động có tính thực tiễn. Nhưng khả năng lớn nhất vẫn chỉ là những vấn đề không gây tranh cãi (chẳng hạn như vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó gồm việc trợ giúp nhân đạo và khắc phục thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn). Trong tương lai Việt Nam cử thêm nhiều sĩ quan tới Mỹ học tập và huấn luyện.
Quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển nhanh. |
Trong bài phát biểu vào hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, cảng hải quân Cam Ranh có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược dịch chuyển hải quân về khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.
“Quyền ra vào căn cứ Cam Ranh của tàu Hải quân Mỹ là chìa khóa quan trọng của mối quan hệ này và chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn ở đây (cảng Cam Ranh)”, ông Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu USNS Richard E. Byrd, tàu chở hàng của Hải quân Mỹ đang leo đậu để bảo dưỡng tại cảng.
Với kế hoạch mới, dịch chuyển phần lớn các hạm đội Hải quân Mỹ đến Thái Bình Dương tới năm 2020, dự kiến lên tới 60%, ông Panetta mô tả vùng cảng nước sâu Cam Ranh đóng “vai trò chiến lược quan trọng”.
“Làm việc với đối tác Việt Nam là rất quan trọng, để có thể sử dụng bến cảng này, khi tàu của chúng tôi di chuyển từ các cảng trên bờ biển phía Tây, tới các trạm ở Thái Bình Dương”, ông nói.
Vịnh Cam Ranh là một trong những hải cảng tự nhiên tốt nhất trong khu vực và Mỹ nhận thấy đây chính là một nơi lý tưởng để củng cố cho sự hiện diện hải quân của mình trong tranh chấp biển Đông.
Theo các nhà phân tích Mỹ, gần đây, Việt Nam cho phép hải quân nước ngoài vào vịnh Cam Ranh để bảo dưỡng và sửa chữa. Nhưng số lượng những lần ghé thăm mỗi năm bị hạn chế và các quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ muốn mở rộng khả năng được ra vào hải cảng, gồm các chiến hạm.
Theo Đất Việt