Sự phát triển của y học với nhiều phương pháp điều trị tân thời đã đưa cuộc sống con người lên những nấc thang mới. Tuy nhiên, trong quá khứ tồn tại một số phương pháp chữa bệnh khiến giờ ai nghe cũng cảm thấy rùng mình…
1. Phẫu thuật đục thủy tinh thể
Phẫu thuật đục thủy tinh thể được coi là một trong những phương pháp phẫu thuật tồi tệ nhất trong thời Trung cổ. Thời đó, để loại bỏ đục thủy tinh thể, người ta chèn một vật kim loại cong và sắc bén được gọi là Salaka Jabamukhi vào bên trong mắt. Vật này “xuyên thủng” giác mạc của mắt, rồi đẩy nhân đục ra khỏi vùng mắt.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-01-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Khi y học Hồi giáo có ảnh hưởng đến các phương pháp y học của thời Trung cổ, phẫu thuật đục thủy tinh thể được cải thiện hơn. Người ta sử dụng một ống tiêm kim loại rỗng chèn vào “phần trắng” của mắt và hút chúng ra.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-01a-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh phải chịu sự đau đớn khủng khiếp do các dụng cụ phẫu thuật thô sơ, không thuốc gây mê và đặc biệt là không chất khử trùng. Hầu hết người bệnh hiếm khi được chữa khỏi và thường tử vong trong thời gian điều trị.
2. Phương pháp đục sọ
Đục sọ là một trong những liệu pháp chữa bệnh cổ xưa vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay, nhưng kỹ thuật ngày nay đã tiến bộ hơn, an toàn và hiệu quả rõ rệt.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-02a-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Thời xưa, bệnh nhân sẽ bị đục một lỗ trên hộp sọ để chuẩn đoán chính xác căn bệnh. Mục đích chính của liệu pháp này giúp bệnh nhân giảm căng thẳng và chữa trị các bệnh liên quan tới não. Phương pháp này đã được áp dụng từ thời kỳ Đồ Đá để chữa chứng đau nửa đầu, động kinh và nhiều bệnh thần kinh khác.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-02-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Trước kia, người ta tin rằng, kỹ thuật chữa bệnh bằng đục sọ có thể xua đuổi bất kỳ bệnh tật nào và chính lỗ hổng trên hộp sọ sẽ giúp linh hồn của quỷ thoát ra ngoài.
3. Phương pháp thay máu
Thay máu là một trong những kỹ thuật trị bệnh lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Rất nhiều nền văn hóa cổ đại trong lịch sử đã ứng dụng phương pháp này như Ai Cập, Hy Lạp, Maya…
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-03-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Vào thời Trung cổ, các bác sĩ tin rằng, mọi bệnh tật của con người đều là kết quả của việc dư thừa “chất lỏng” trong cơ thể. Vì vậy để chữa bệnh cần phải loại bỏ chúng bằng cách “vứt bỏ” một lượng máu lớn ra khỏi cơ thể.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-03a-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Khi đó, người ta sẽ “mở cửa” tĩnh mạch ở cánh tay để lại một vết thương nhỏ. Máu thoát ra sẽ chạy vào một cái bát được sử dụng để đo lượng máu cần lấy.
Các tu sĩ thời đó thường xuyên sử dụng phương pháp “đổ máu” này bất kể họ có bị ốm hay không như một “tiêu chuẩn” cho việc giữ gìn sức khỏe.
Các tu sĩ thời đó thường xuyên sử dụng phương pháp “đổ máu” này bất kể họ có bị ốm hay không như một “tiêu chuẩn” cho việc giữ gìn sức khỏe.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-03b-dd659/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Đến tận thế kỷ XIX, người ta vẫn sử dụng rộng rãi kỹ thuật thay máu để trị bệnh. Mặc dù nhiều người khẳng định biện pháp này giúp bài trừ nguồn máu xấu và lấy lại cân bằng trong cơ thể, tuy nhiên nhiều bệnh nhân thậm chí gặp phải vấn đề rắc rối hơn vì kỹ thuật trị bệnh thô sơ này.
Và thật kinh ngạc, lý thuyết của phương pháp thay máu từ thời cổ xưa này xuất phát từ hiện tượng “ngày đèn đỏ” của phụ nữ.
4. Điều trị sốt rét
Căn bệnh sốt rét lần đầu tiên được ghi chép lại trong cuốn sách “Nội Kinh” của người Trung Hoa vào khoảng năm 2700 TCN. Hàng thế kỷ trôi qua, con người vẫn luôn tìm kiếm những biện pháp được cho là hiệu quả để chống lại những cơn sốt rét đáng sợ.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-04-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Người La Mã cổ đại chính là những người đầu tiên đề xuất phương pháp chữa trị cho bệnh sốt rét: cho bệnh nhân đeo một lá bùa có khắc câu thần chú “Abracadabra” quanh cổ. Tiếp đến, người Anh chọn cách sử dụng thuốc phiện để chữa sốt rét.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-04a-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Thậm chí một loạt các "bài thuốc nguyên thủy" đã được áp dụng để cố “áp đảo” căn bệnh sốt rét. Đó là cho côn trùng ăn bánh làm từ bột trộn nước tiểu của bệnh nhân; để các mệnh phụ quý tộc cắt tai một con mèo; cho ba giọt máu của nó vào một ly rượu mạnh cùng một ít hạt tiêu rồi cho bệnh nhân uống; hay sử dụng thuốc tẩm mạng nhện và kinh khủng không kém là cọ xát cơ thể bệnh nhân với phân động vật khô trên một chiếc giá treo cổ.
Tất nhiên, những “bài thuốc” điều trị này đều không đem lại hiệu quả.
5. Phương pháp chữa đau họng
Trong thời cổ đại, “Album graecum”, hay hiểu đơn giản hơn là "Chất thải của chó", là một phương pháp điều trị phổ biến cho đau họng.
![](http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/01/01C/y-te-kp-kenh14-06-3de42/cac-cach-chua-benh-son-gai-oc-trong-lich-su.jpg)
Khi đó, người ta sẽ để phân chó tiếp xúc với không khí cho đến khi chúng khô, “đạt” được màu trắng như ý rồi đem trộn với mật ong và cho người bệnh sử dụng.
Điều này nghe có vẻ thật điên rồ và kinh dị nhưng người ta tin rằng, phân được trộn với mật ong có tác dụng chữa viêm họng tốt hơn. Ngoài ra, "bài thuốc" này cũng được bôi lên da cho khô lại như một lớp thạch cao để điều trị vết thương.