[/size]
[size=3]Itsukushima – Nhật Bản[/size]
[size=3]Đảo Itsushima của Nhật Bản là một nơi thiêng liêng. Vì vậy, trong một cố gắng để bảo vệ sự trong lành của hòn đảo, các mục sư đã thuyết phục chính phủ thông qua luật cấm chết ở nơi này. Từ năm 1878, hòn đảo này không chỉ cấm chết chóc mà cả việc sinh nở cũng không được cho phép. Những phụ nữ mang thai chỉ được tới thăm đảo khi có giấy chứng nhận không được sinh trong thời gian tới đây, trong khi người già và người có bệnh cũng không được phép ở lại trên đảo.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Trong lịch sử, đảo Itsushima chỉ xảy ra chiến tranh một lần vào năm 1555. Sau khi chiến tranh kết thúc, tướng chỉ huy của quân chiến thắng đã hạ lệnh lập tức chuyển các thi thể về đất liền và tiến hành rửa sạch hòn đảo. Những miếng đất bị nhuốm máu cũng bị ném xuống biển, tất cả các công trình cũng bị đem ra lau, dọn. Hiện đảo Itsushima vẫn duy trì luật cấm chết.[/size]
[size=3]Longyearbyen - Na Uy[/size]
[size=3]Cái chết cũng bị cấm tại thành phố Longyearbyen, đảo Svalbard, Na Uy. Trong thành phố có một nghĩa địa nhỏ nhưng đã không cho phép chôn thêm bất kỳ người nào từ 70 năm trước. Lý do của lệnh cấm này là các xác chết sẽ không bao giờ phân hủy được.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Người ta cũng phát hiện ra rằng thực tế những thi thể được chôn ở Longyearbyen hoàn toàn được bảo quản trong một lớp băng vĩnh cửu. Các nhà khoa học thậm chí có thể tách mô từ những người đã qua đời từ đầu thế kỷ 20 và tìm thấy dấu vết của virus cúm còn nguyên vẹn từ thi thể của người đàn ông chết vào năm 1917. Và vì thế, những người bị ốm nặng hoặc qua đời ở Longyearbyen đều được gửi tới các thành phố khác ở Na Uy.[/size]
[size=3]Falciano del Massico – Italy[/size]
[size=3]Tại Falciano del Massico, một thị trấn nhỏ ở miền nam Italy, người dân không thể chết, không phải vì bảo vệ môi trường hay niềm tin tôn giáo mà đơn giản là ở đây không có chỗ cho người chết trong các nghĩa địa. Vì vậy, người đứng đầu thị trấn đã ra quy định "người dân không được phép bước qua giới hạn của cuộc sống trần gian và đi sang một thế giới khác trong thị trấn."[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Mặc dù thị trấn đang xây dựng một nghĩa địa mới nhưng người dân ở Falciano del Massico đều được nhắc nhở rằng phải "cố nhịn chết".[/size]
[size=3]Sarpourenx – Pháp[/size]
[size=3]Sắc lệnh cấm chết cũng được Gerard Lalanne-người đứng đầu ngôi làng Sarpourenx, miền tây nam nước Pháp ban hành. Quyết định được được ra sau khi một tòa án Pháp từ chối cho phép mở rộng các nghĩa địa trong đô thị.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Tuy nhiên, ông Gerard Lalanne không chỉ tuân thủ luật một các nghiêm ngặt mà còn cảnh cáo những người nào chết ở trong thị trấn sẽ bị phạt.[/size]
[size=3]
[/size]