ật bất ngờ khi biết rằng, thời trung và cổ đại đã có sách 'giáo dục giới tính' hay những đám cưới đồng tính … | ||||
| ||||
[justify]'Giáo dục giới tính' từ thời châu Á cổ đại Các cô gái Trung Quốc khi về nhà chồng thường được mẹ đặt trong rương quần áo, hay hộp của hồi môn những món quà quý giá nhất. Đó là những quyển sách dạy làm tình, có mô tả hoặc thường là hình vẽ dạy các tư thế làm tình sao cho cả hai vợ chồng đều đạt đến khoái cảm cao nhất. Ở những gia đình giàu có thì có thể thay giấy in bằng những chất liệu khác đắt tiền hơn, như vàng bạc, đá quý, hay ngà voi và các vật phẩm gốm sứ tinh xảo để thể hiện những nghệ thuật ân ái đó, cho cô dâu biết đường mà cùng chồng hưởng thụ khoái cảm ái ân trong đêm tân hôn. Như vậy sách báo hay phim ảnh sex ngày hôm nay của phương Tây chẳng qua chỉ là sự nối tiếp về văn hoá, tiếp biến cội nguồn văn hoá phương Đông bằng những chất liệu của thời hiện đại mà thôi. Khuyến khích quan hệ tình dục trước hôn nhân Trái lại quan điểm về tình dục thời bấy giờ thậm chí hết sức thoáng đạt. Tình dục được nhìn nhận như một phần rất quan trọng trong đời sống của người Ai Cập cổ kể từ khi sinh ra cho tới lúc chết đi hay cả khi được tái sinh. Hoạt động tình dục là điều rất bình thường với tất cả mọi người, dù độc thân hay đã lập gia đình. Hơn thế nữa, quan hệ tình dục trước hôn nhân còn được xã hội khuyến khích. Cưới hỏi là một phần quan trọng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Các đấng lang quân có thể cưới nhiều vợ và những người có quan hệ huyết thống gần gũi như anh chị em vẫn có thể nên vợ nên chồng. Trinh tiết không phải là điều bắt buộc khi kết hôn. Trên thực tế quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng được xã hội thừa nhận. Theo nhà nghiên cứu về Ai Cập Danial thì đối với xã hội bấy giờ, hoạt động tình dục trước hôn nhân là điều rất cần thiết. Các cô gái chưa chồng có thể tự do lựa chọn 'đối tác' theo ý muốn, thậm chí được phép tận hưởng 'trái cấm' trước khi lập gia đình. Tuy nhiên, khi đã có gia đình thì ngoại tình lại bị coi là điều hết sức sai trái và cấm kỵ. Đàn ông quan hệ lang chạ chỉ bị buộc phải ly hôn nhưng với phụ nữ, ngoại tình là một trọng tội và có thể dẫn tới những hình phạt nặng nề nhất. Đám cưới đồng tính có từ thời… trung cổ Đó là khẳng định của nhà sử học Allan Tulchin thuộc trường ĐH Shippensburg, bang Pennsylvania, Mỹ. Những bằng chứng lịch sử mà ông tìm thấy rất nhiều trên bia mộ và giấy tờ pháp lý tiết lộ rằng: đám cưới của đồng tính nam vốn đã rất phổ biến tại châu Âu từ hơn 600 năm trước. Ví dụ trong những giấy tờ pháp lý ở Pháp và một số nước châu Âu Địa Trung Hải thời trung cổ, Tulchin tìm thấy chỉ dẫn tới thuật ngữ 'affrèrement', hiểu nôm na là 'anh em'. Theo quy định, những 'người anh em này' có trách nhiệm cùng nhau chung sống và chia sẻ 'bánh mỳ, rượu vang, ví tiền' (từ nguyên gốc tiếng Pháp là 'un pain, un vin, et une bourse'). 'Chia sẻ ví tiền' có nghĩa tài sản riêng của hai người sau khi kết hôn sẽ trở thành của chung. Phá trinh cô dâu không phải là chú rể Vậy, ai là người phá trinh gái trinh? Có bộ lạc do cha của người con gái, có nơi lại do bạn bè của chú rể, có nơi lại do người đức cao vọng trọng của bộ lạc. Ở một vài bộ lạc người Eskimo, thì do thánh cúng phá trinh người thiếu nữ. Thời Hy Lạp cổ, người gái còn trinh đứng trước miếu thần hiến dâng cho người đại biểu thần linh trinh tiết của mình. Trong thời trung thế kỷ, các cô gái Châu âu trong đêm đầu tiên sẽ bị lãnh chúa của vùng chiếm hữu. Không ít vùng ở Ấn Độ, trinh tiết của cô gái bị phá bởi một loại đồ gỗ gọi là 'Thần tượng sinh thực khí' (Dụng cụ sinh đẻ thần tượng) và việc hoàn thành sứ mạng này quyết không thể là chồng cô dâu.[/justify] |