[justify][size=large]Nguyễn Ly Hương sinh năm 1990, hiện đang là sinh viên năm thứ 4 Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam vừa đoạt giải cao Nhất trong “Cuộc thi quốc tế dành cho các nghệ sĩ sáo Flute” (độ tuổi đến 38) được tổ chức tại Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 10 – 13/10/2013.[/size][/justify]
[justify][size=large][/size][/justify]
[justify][size=large]Lần đầu tiên được tổ chức, Nam Ninh Young International Competition bao gồm 2 phần thi hòa tấu và độc tấu, trong đó phần thi độc tấu sáo flute gồm 78 thí sinh Trung Quốc và một thí sinh Việt Nam duy nhất.[/size][/justify]
[justify][size=large]Đứng trước 78 đối thủ Trung Quốc với rất nhiều người trung tuổi đang là giảng viên, nghệ sĩ độc tấu hoặc các tay sáo đầu bè của các dàn nhạc lớn, lại sử dụng những cây sáo cao cấp và đắt giá bậc nhất, cô sinh viên Nguyễn Ly Hương với cây sáo hạng trung của mình và chỉ hơn 3 tuần tập luyện đã chiến thắng một cách hoàn toàn thuyết phục.[/size][/justify]
[justify][size=large]Tiếng sáo của Hương chinh phục một ban giám khảo đồ sộ gồm 17 thành viên là giáo sư, nghệ sĩ nổi tiếng nhất của Trung Quốc về Flute đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Nam Ninh, Vũ Hán, Thanh Đảo…[/size][/justify]
[size=large][/size]
[size=large]Nguyễn Ly Hương trong một ảnh đời thường
[/size]
[/size]
[justify][size=large]Thông thường, đứng trước một một kì thi quốc tế, các thí sinh sẽ có từ nửa năm đến một năm để chuẩn bị, nhưng Ly Hương chỉ được báo trước hơn 3 tuần. Chương trình thi có thể nói là rất nặng: 5 tác phẩm bao gồm sonata và concerto trong 2 vòng thi, xuyên suốt từ thời kì cổ điển tới hiện đại; nhiều bài trong số đó là bắt buộc.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=large]Hương kể: “Từ khi nhận lời tham gia thi đến lúc chính thức thi là đúng 3 tuần. Lúc đó mỗi ngày mình tập 10 đến 12 tiếng, thậm chí còn hơn, như một con thiêu thân chỉ có lao vào ăn và tập luyện. Sau tuần tập đầu tiên tay mình sưng lên vì đau, không cầm được sáo nữa. Lúc ấy tủi thân chỉ dám khóc mà không nói với ai vì sợ bố mẹ lo lắng. Ban ngày tập, ban đêm mình ngâm tay vào thuốc bắc, uống thêm thuốc tăng lực… cứ thế suốt 3 tuần cho đến ngày đi thi.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=large]Dàn thí sinh của họ vừa đông vừa mạnh, cả đoàn Việt Nam không ai nghĩ mình sẽ có giải. Lúc mình bước lên sân khấu, các thầy cô trong đoàn nín thở vì chỉ sợ mình đánh sai. Một cuộc thi quốc tế như thế này chỉ cần đánh sai một nốt thôi là hỏng hết”.[/size][/justify]
[justify][size=large]Nhưng 78 thí sinh Trung Quốc – vốn được đánh giá rất mạnh về mặt kĩ thuật, đã không đủ tinh tế và hiểu sâu về tác phẩm như Hương Ly. “Kỹ thuật của họ quá giỏi, chạy bài như một cái máy” – Hương nói – “Mặc dù tốc độ bài rất cao nhưng họ chơi không có một lỗi nào, sạch sẽ, không vấp. Nhưng nhược điểm của họ là liến láu chỉ chạy từ đầu đến cuối thôi chứ không có sự sâu lắng hay truyền cảm xúc, khán giả nghe cảm thấy buồn chán, bị khô”.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=large]Nguyễn Ly Hương của Việt Nam được đánh giá là một thí sinh tinh tế, có độ hoàn thiện. Một tiếng sáo đẹp, nhiều mầu sắc cùng với cách xử lý tác phẩm phong phú, diễn tả được tính cách âm nhạc của mỗi tác giả.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=large]Phương pháp học tập của Nguyễn Ly Hương là nghiên cứu sâu về Lịch sử âm nhạc – một môn học bắt buộc ở trường. Ở đó, cô học về các tác giả ở các thời kì khác nhau, nghiên cứu tính cách tác giả, cách rung sáo, hơi thở, cách xử lý kỹ thuật trong từng thời kì âm nhạc. “Xử lý một cách tinh tế, đó là điều quan trọng, là quyết định cuối cùng” – Ly Hương trả lời.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[size=large][/size]
[size=large]Ly Hương trong bài thi tại Trung Quốc
[/size]
[/size]
[justify][size=large]Phóng viên VietNamNet hỏi đại diện đoàn Việt Nam khi vừa trở về: “Có yếu tố quan hệ ngoại giao hoặc các yếu tố khác dẫn đến việc mình được giải Nhất không?”.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=large]Vị đại diện nói: “Không, Trung Quốc không phải một đất nước như vậy. Tính cách dân tộc của họ rất mạnh. Nếu mình chỉ bằng họ thôi thì sẽ không bao giờ họ để mình đứng đầu, nhất là khi có mặt những trường phái flute mạnh như Bắc Kinh, Thượng Hải. Tôi cho rằng BGK lần này đã hết sức chuyên nghiệp, công tâm.”[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[size=large] [/size]
[justify][size=large]Nguyễn Ly Hương nhận được lời mời từ những học viện âm nhạc hàng đầu ở Bắc Kinh và Thượng Hải, nhưng Hương nói, cô muốn tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam trong năm nay, và sau đó dự định theo học Cao học tại Thụy Điển.[/size][/justify]