[justify] [/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Các nhà khoa học thông báo phát hiện của mình sau khi nghiên cứu những đầu lâu hóa thạch của những động vật thời tiền sử được chôn vùi trong đất sét tại một hòn đảo nhỏ ở vùng Sheppey thuộc Kent.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Trong khi tìm kiếm, các nhà khoa học đã tìm thấy những chiếc răng hóa thạch của một loài chim khổng lồ được chôn vùi trong lớp trầm tích. Chưa bao giờ người ta tìm thấy những hóa thạch tương tự. Chắc chắn nó là của một loài sinh vật kì lạ và hiếm hoi.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Những loài chim biển khổng lồ có một đặc điểm chung là mỏ lớn, nhăn nheo nhưng rất chắc khỏe để gắp và nghiền thức ăn.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Con chim mới được phát hiện này được đặt tên là Dasornis. Đây là một trong những loài chim có kích thước khổng lồ, thường bay là là trên mặt nước và sẵn sàng chộp những con cá mới ngoi lên hoặc mực ống.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Kích cỡ của mỏ chim cho biết chúng từng xuất hiện trên Trái đất từ khoảng 50 triệu năm trước. Đôi cánh khổng lồ cho phép chúng bay rất xa mà không cần nghỉ giữa đường.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Không phải là một loài lông vũ điển hình, Dasornis có hình dáng giống những con hải âu ngày nay. Nhưng một nghiên cứu khác đã cho kết luận: nó có những đặc điểm tương đồng, và là họ hàng gần của vịt và ngỗng.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Trước khi phát hiện ra Dasornis, hải âu là loài chim có sải cánh rộng nhất. Dasornis thuộc vào nhóm chim khổng lồ được nhà điểu học Owen đặt tên là Pelagornithids từ năm 1869.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]“Bạn hãy tưởng tượng tới một con chim có bề ngoài giống loài ngỗng đang bay qua đại dương, nó có kích thước to như một chiếc máy bay nhỏ”, giáo sư sử học Gerald Mayr đến từ viện nghiên cứu Senckenberg tại Frankfurt, Đức phát biểu tuần trước.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify] [/justify]
[size=2]Phần đầu và mỏ của loài chim khổng lồ[/size]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều tiêu chuẩn để xác định tuổi của các loài động vật, nhưng chính xác nhất vẫn là dựa vào mỏ hoặc răng.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Giống như tất cả các loài chim khác, mỏ Dasornis được cấu tạo bởi chất sừng - giống như tóc và móng tay, móng chân loài người. Trong mỏ chúng có những chiếc xương mà các nhà khoa học gọi là răng giả.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Không loài chim nào có răng thật bởi tổ tiên của loài chim xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm. Khi đó để thích nghi với cuộc sống bay lượn, chúng đã tiến hóa để cơ thể càng nhẹ càng tốt và việc có những chiếc răng có vẻ như là quá nặng.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Nhưng đôi khi cũng có loài có răng bằng xương như Dasornis. Các nghiên cứu cho thấy răng của chúng như những chiếc đinh làm từ xương! Nhưng câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Dasornis lại có những cái răng giả này?[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Mayr cho biết: “Đó mới chỉ là giả thiết”…[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Thông thường chim sử dụng mỏ để gắp thức ăn và những chiếc răng giả này có thể giúp chúng giữ các món ngon lại.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Mẫu hóa thạch thú vị này hiện đang được lưu tại bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Karlsruhe, Đức.[/size][/justify]