[justify]Nếu “Nghèo và Giỏi” là do người giỏi vẫn có tâm thức nghèo bên trong, nên dù giỏi vẫn chỉ là giỏi làm thuê, và vẫn không thoát nghèo, và…[/justify]
[justify]Nếu “Nghèo và Kiêu” là do người nghèo giỏi đặt câu hỏi tư duy sai về cái nghèo đi đến ngõ cụt là ghen ghét người giàu và cái giàu, và trở nên kiêu căng để tự vệ tâm lý, thì…[/justify]
“Nghèo và Sĩ” là bệnh nặng trầm kha nhất của đa số người nghèo…
[justify]Người nghèo thường không chỉ (vì thường không thể) dùng cái giỏi học và giỏi làm thuê của mình để kiêu căng “tự vệ tâm lý” nữa, mà phải dùng tất cả mọi cách để che đậy để khỏi lộ liễu quá ra bên ngoài, mà thực chất là chạy trốn cái thực tại nghèo của mình … tạo thành thói quen sĩ diện, hay gọi là bệnh sĩ của người nghèo.[/justify]
Bệnh sĩ là thói quen của người nghèo cố tạo ra vẻ ngoài cho mình và cuộc sống của mình
[justify]Bệnh sĩ là thói quen của người nghèo thường cố tạo ra vẻ ngoài cho mình và cuộc sống của mình, nhất là trong những tình huống giao tiếp đặc biệt, những vẻ ngoài cao sang, sung túc, lịch lãm, hào nhoáng… hơn bản chất và thực chất bên trong và thường ngày của họ, để “giữ thể diện”, nên gọi là sĩ diện. Diện ở đây là thể diện, nhưng cũng là bề mặt bên ngoài.[/justify]
[justify]Bệnh sĩ từ đâu ra? Từ cái nghèo, hay chính xác là từ sự phủ nhận và sự không chấp nhận cái nghèo của người nghèo.Nhưng vì không loại bỏ được nó, thoát ra khỏi nó, người ta phải sống chung với nó và đành che đậy nó. Vì người nghèo không thể che đậy cái nghèo của mình với chính mình, người thân và những người xung quanh, nên họ chỉ cố gắng che đậy được nó, tạm thời, trước người lạ, hay người thân bạn bè nhưng không nghèo như họ…[/justify]
[justify]Giống như bệnh kiêu ngạo, bệnh sĩ của người nghèo thường không hại cho người khác, không hại cho người giàu, mà rất nguy hại cho chính người nghèo.[/justify]
Biểu hiện của bệnh sĩ: họ luôn luôn nói họ không có vấn đề gì, không thèm sự giúp đỡ (cả vật chất hay tình thần)
[justify]Biểu hiện của bệnh sĩ rất muôn hình muôn vẻ, nhưng nói chung là họ luôn luôn nói họ không có vấn đề gì, không thèm sự giúp đỡ (cả vật chất hay tình thần), mọi chuyện đều tốt đẹp cả, họ không hơn thì cũng chẳng kém cạnh ai, họ không bao giờ tỏ ra thua kém người khác[/justify]
[justify]Ai có cái gì thì họ hoặc “người thân của họ” cũng có cái đó, hoặc tương tự, hoặc hơn thế… Ai biết chuyện gì thì họ cũng biết chuyện khác còn hay hơn, thú vị độc đáo hơn… Họ ổn, họ không cần giúp đỡ, họ không cần lời khuyên, họ sẵn sàng cho người khác mọi lời khuyên khôn ngoan, họ sẵn sàng giúp đỡ … nhưng chỉ khi nào họ sẽ có điều kiện thuận lợi thôi…[/justify]
[justify]Khách “sang” đến nhà, họ đón tiếp rất nồng nhiệt, hào phóng, sẵn sàng tiêu những đồng tiền cuối cùng để nuôi vợ con, chỉ để chứng minh họ chẳng kém cạnh ai, và sau đó vợ con nhịn đói vì cái sĩ của họ… Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… có cái gì mốt, quí giá, đắt tiền … họ cũng phải cố gắng có được những thứ đó dù điều kiện họ rất khó khăn hay họ có cần thứ đó hơn những thú khác không. Nói chung, họ mất nhiều tiền, nhièu thời gian, công sức… để giải quyết khâu “oai”, khâu “sĩ”… hơn là đầu tư cho việc thoát nghèo.[/justify]
[justify]Tựu trung, bệnh sĩ không nói người nghèo giỏi hơn người giàu như bệnh kiêu ngạo, nhưng luôn khẳng định và chứng minh người nghèo chả thua kém gì ai trong bất cứ điều gì, nhất là so với những kẻ giàu có và quyền thế, chỉ là đa số thứ họ “không thèm muốn” hay “không thèm làm” mà thôi… [/justify]
[justify]Bệnh sĩ có vẻ “lành” hơn bệnh kiêu – “người ta cố gắng giữ thể diện trước người lạ đó mà, ai chả thế, có hại ai đâu…”, nhưng thực ra nó rất có hại đối với người nghèo, hơn bệnh kiêu ngạo nhiều.[/justify][justify]Vì bệnh sĩ của người nghèo vô cùng phong phú và đa dạng, nên tác hại của nó cũng rất rộng, rất “phong phú”, mà tôi chỉ xin điểm qua vài khía cạnh theo đánh giá của bản thân, như sau:[/justify]
[justify]Trước hết, bệnh sĩ khiến người ta sống không nhất quán. Sống không nhất quán là gửi thông điệp lẫn lộn vào vũ trụ. Lúc thì bạn không chấp nhận cái nghèo, sống nghèo và quyết tâm vượt qua, lúc thì bạn tuyên bố rõ rằng: tôi ổn, tôi đã có những gì tôi muốn, tôi không cần gì nữa, không cần ai giúp đỡ cả… Và mọi người xung quanh cùng các cơ hội thoát nghèo sẽ không đến với bạn nữa, vì bạn “không cần”… Và chính bạn, lúc thì cố gắng thoát nghèo, lúc thì không làm gì cả…[/justify]
Với chính mình và vũ trụ, bạn là kẻ nói dối trắng trợn nhất
[justify]Thứ hai, Bạn có thể che đậy cái nghèo của mình trước người khác, nhưng không phải trước bạn và Vũ trụ. Như vậy, với chính mình và vũ trụ, bạn là kẻ nói dối trắng trợn nhất, thường xuyên nhất… điều đó dẫn đến sự khinh ghét và không tin tưởng chính mình của bạn (và cả Vũ trụ vào bạn nữa…), làm bạn không còn có thể tôn trọng và yêu quí bản thân, một cách vô thức…[/justify]
[justify]Thứ ba, bệnh sĩ làm bạn đối xử không công bằng với người thân yêu nhất: họ chia sẻ với bạn cuộc sống nghèo hàng ngày, để rồi bạn dành tất cả vật chất ít ỏi của gia đình chung để tạo ra “vẻ ngoài rất ổn” tạm thời khi bạn tiếp khách, khi bạn đi giao tiếp… làm người thân thấy rõ bạn là kẻ sống không nhất quán, không trung thực dũng cảm. Kết quả là người thân mất tin tưởng vào bạn vì nhìn thấy rõ bạn chỉ cố gắng che đậy cái nghèo để bảo vệ sĩ diện hão chứ không phải cố gắng vượt qua cái nghèo…[/justify]
[justify]Thứ tư, bệnh sĩ, với bản chất là khẳng định bạn chẳng kém cạnh ai, làm bạn dần dà tin như thế, và chẳng còn thấy mình cần phải học hỏi ai hay học hỏi điều gì nữa thật. Bạn luôn ảo tưởng mình “ổn cả”, không cần cố gắng hay thay đổi gì nữa, nên bạn không nhìn thấy cơ hội xung quanh để khai thác, không nhìn thấy những người thầy xung quanh để học hỏi, không nghe được những điều hay cái lạ để mở mang – bởi khi nghe người khác nói là bạn “bịt tai” lại rồi để trong đầu nghĩ ra câu chuyện của mình “hay hơn” để kể cho họ biết… Nói chung, bạn thường không lắng nghe, không học hỏi, bạn nói nhiều hơn nghe…[/justify]
Xây dựng hình hình ảnh tốt đẹp ngon lành của bạn trong mắt người khác. Bạn trở thành con người hoang tưởng về chính mình
[justify]Thứ năm, bệnh sĩ, với nội dung và bản chất khác nữa là xây dựng hình hình ảnh tốt đẹp ngon lành của bạn trong mắt người khác, nhưng người khác thường không “mua” hình ảnh tự quảng bá đó của bạn, thì bạn đã “tự mua” và si mê nó mất rồi. Bạn trở thành con người hoang tưởng về chính mình. Chỉ có điều, con người đó nó không có gì ăn nhập với con người thật và cuộc sống thật của bạn cả… Và bạn cô đơn, trách cứ người đời không ai nhìn ra bạn, hiểu bạn, tôn trọng bạn… Họ thường bỏ đi trong khi bạn say sưa về mình hay với những câu chuyện “sĩ” của mình![/justify]
[justify]Thứ sáu, với bệnh sĩ, nhiều người nghèo cho rằng đó là mình lịch sự với người khác, và có thể thậm chí là lịch sự với chính mình nữa! Ừ thì “văn minh lịch sự” là tốt đi, nhưng thực chất điều kiện nghèo của người nghèo thì nên sống giản dị hơn, càng được người khác nể trọng (hơn cái lịch sự hão kia), mà còn dành dụm sức lực, thời gian cho các cơ hội đầu tư, kinh doanh thoát nghèo, thì tốt hơn nhiều.[/justify]
Càng nghèo càng sĩ nặng, càng sĩ nặng càng dễ tự ái
[justify]Thứ bảy, bệnh sĩ cũng thường là một nguyên nhân trực tiếp của bệnh tự ái của người nghèo. Càng nghèo càng sĩ nặng, càng sĩ nặng càng dễ tự ái…Lòng tự ái của người nghèo rất nhạy cảm, nên họ thấy mình rất dễ bị hay luôn luôn bị tổn thương. Chỉ một vài câu từ hay hành vi nhỏ của người khác mà họ không hiểu là họ có thể qui kết ngay đó là những câu từ hay hành vi xúc “phạm danh dự” của họ, và họ sẽ phản ứng lại với bừng bừng cảm xúc không kiểm soát được… Đa số những vụ cãi cọ, đánh chém nhau trong xã hội là do bệnh sĩ muôn màu của người nghèo tuyên chiến với nhau mà tạo nên…[/justify]
Vì có bệnh sĩ, vì luôn nghĩ mình chẳng kém cạnh ai nên người nghèo rất không muốn nhận từ ai sự giúp đỡ
[justify]Thứ tám, vì có bệnh sĩ, vì luôn nghĩ mình chẳng kém cạnh ai nên người nghèo rất không muốn nhận từ ai sự giúp đỡ hay món quà gì, vì cho rằng đó là mình kém và nghèo nên người khác thương hại chứ không phải yêu quí… Kết quả là người nghèo rất không biết đón nhận Nếu họ nhận của ai một cái gì, họ sẽ phải tìm cách cho lại ngay một cái gì đó, để được “ngang hàng”, để khỏi “mang nợ”… Nhưng thiệt hại nhất với người nghèo có lẽ là do bệnh sĩ mà họ đã không biết đón nhận biết bao nhiêu cơ hội để thành công hạnh phúc! Thay vì đón nhận và cảm ơn cuộc đời và đi tới, chúng ta lại sĩ diện từ chối và quay lưng, để rồi trong lòng nuối tiếc vô biên, suốt đời…trốn chạy cả sự nuối tiếc đó – vẫn vì sĩ diện![/justify]
[justify]Thứ chín, người nghèo thường nhầm bệnh sĩ là bệnh của kẻ sĩ – những người có học, nên nhầm tưởng rằng càng sĩ diện nặng lại càng có vẻ mình là kẻ sĩ! Những người có học mà nghèo là số đông, nên bệnh sĩ trong số kẻ sĩ đó cũng rất phổ biến. Tuy vậy, bệnh sĩ không phải đặc thù của riêng những kẻ sĩ nghèo, mà dặc thù phổ biến của tất cả người nghèo – vì bản chất của nó vẫn là che đậy cái nghèo. Ừ thì bạn là kẻ sĩ, bạn là người giỏi, và bạn biết nhiều, nhưng bạn vẫn nghèo… nên lại càng sĩ…[/justify]
[justify]Mười là: V.v… và v.v…[/justify]
[justify]Chúng ta có thể kê ra nhiều tác hại khác của bệnh sĩ mà người nghèo “dùng nó” để tự gây nên cho mình, cho cuộc sống của mình và người thân…[/justify]
Sĩ, đó không chỉ là người nghèo tự bịt lối thoát nghèo của mình mà còn là tự mình “cấm” mình thoát nghèo và ngăn cản người khác giúp mình thoát nghèo!
Sĩ, là người nghèo tuyên bố: Hãy để tôi tôi yên ổn, sung sướng nghèo!
Sĩ, đó không chỉ là người nghèo tự bịt lối thoát nghèo của mình mà còn là tự mình “cấm” mình và ngăn cản người khác giúp mình thoát nghèo!
[justify]Bệnh sĩ vì thế là bệnh vô cùng độc hại, nhưng lại còn rất trầm kha vì vô cùng phổ biến. Đại đa số người nghèo có bệnh sĩ ở dạng này hay dạng khác…[/justify]
[justify]Bệnh sĩ có chữa được không? Có, nhưng đây là bệnh trầm kha cơ bản của người nghèo, như một đầm lầy càng sĩ càng bị lún sâu, nên phải chữa rất gian nan, mới thoát.[/justify]