[size=4]Thức – ngủ
Giống như bé sơ sinh, bé dành phần lớn thời gian để ngủ trong bụng mẹ. Ở tuần 32, bé ngủ 90-95% thời gian trong ngày. Một số giai đoạn là ngủ sâu, REM (ngủ mà mắt vẫn chuyển động) và ngủ mập mờ - kết quả khi bộ não chưa hoàn thiện.[/size]
[size=4]Trong quá trình ngủ kiểu REM, mắt của bé chuyển động xuôi – ngược, giống như mắt ở người trưởng thành. Một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung. Càng gần ngày sinh, bé có thể ngủ 85-90% thời gian trong ngày, tương đương với bé sơ sinh.[/size]
[size=4] [/size]
[size=4]Chuyển động của bé
Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, bé có thể tạo ra chuyển động đầu tiên. Chuyển động này dễ quan sát qua siêu âm dù người mẹ chưa cảm nhận được. Đến tuần thứ 13, bé bắt đầu đặt ngón tay cái vào miệng dù kỹ năng mút chưa thực sự hoàn thiện.[/size]
[size=4]Sau tuần 16, dù thức hay ngủ, bé sẽ chuyển động 50 lần (hoặc nhiều hơn) mỗi giờ, cuộn và duỗi cơ thể, cử động đầu, mặt, các chi, chạm vào túi ối. Bé còn có thể chạm vào khuôn mặt, nắm ngón tay này bằng bàn tay kia, nắm ngón chân hoặc chạm vào dây rốn.[/size]
[size=4]Bên cạnh những chuyển động thông thường, bé thích trình diễn thêm một số hoạt động như liếm thành tử cung và “đi dạo” quanh bụng mẹ bằng cách đẩy chân vào thành tử cung. Bé còn biết phản ứng với những chuyển động của mẹ. Chẳng hạn, siêu âm nhận thấy, bé cũng vui vẻ khi mẹ cười. Khi mẹ cười lớn hơn, bé bắt đầu di chuyển nhanh hơn.[/size]
[size=4]Bé thứ hai có “nhà” rộng hơn bé đầu tiên vì tử cung mẹ, khi ấy đã lớn hơn, dây rốn cũng dài hơn sau lần đầu vượt cạn. Điều này giúp bé được vận động nhiều hơn.[/size]
[size=4]Đến tuần 29, mẹ có thể cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động của bé trong một giờ đồng hồ.[/size]
[size=4]Học hỏi và ghi nhớ
Ngoài việc nghe, nhìn và cảm nhận được, bé còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ví dụ, bé giật mình khi có âm thanh lớn nhưng sẽ ngừng phản ứng nếu âm thanh đó lặp lại nhiều lần.[/size]
[size=4]Các nghiên cứu cho biết, bé có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của mẹ. Bé còn ghi nhớ được giọng nói của mẹ. Vì thế, những bé sơ sinh không hề xa lạ với giọng nói của mẹ. Thậm chí, bé còn thích được nghe mẹ nói hơn là nghe người khác nói.[/size]
[size=4]Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã có phản ứng với giọng nói và những câu chuyện, dù bé chưa hiểu nghĩa. Bé có thể nghe, ghi nhớ ở nhiều cấp độ khác nhau. Vì thế, không có gì là vô ích nếu mẹ chịu khó trò chuyện, hoặc thậm chí là đọc sách cho bé.
[/size]