[size=6]Được mệnh danh là hoàng hậu xấu nhất trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên sự dâm loạn của hoàng hậu Giả Nam Phong thời Tây Tấn (257300) lại được ví như đệ nhất không đối thủ trong thiên hạ. Không những phóng túng hoang dâm tột độ trong cung, vị hoàng hậu này còn có thú vui ra ngoài thu thập những người đàn ông cường tráng để hoan lạc mỗi đêm, đến lúc chán thì giết chết.[/size]
Không những thế, Giả hoàng hậu cũng chính là nguyên nhân khiến nhà Tây Tấn suy yếu rồi diệt vong khi gây ra loạn “Bát Vương” kéo dài 16 năm ròng rã.
Xấu đến độ “ma chê quỷ hờn”
Giả Nam Phong là con gái Giả Sung, một công thần khai quốc thời nhà Tây Tấn, người có công giúp cha con Tư Mã Chiêu – Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy. Giả Sung không có con trai, chỉ sinh được Giả Nam Phong và một người em gái là Giả Ngọ.
Chân dung của hoàng hậu Giả Nam Phong
Dù người con lớn nhất là Tư Mã Trung có trí tuệ kém phát triển nhưng Tấn Vũ Đế vẫn lập làm thái tử. Năm 271, Vũ Đế tính chuyện kén con dâu. Ban đầu, Vũ Đế định chọn con gái đại thần Vệ Quán cho Trung, nhưng sau đó lại nghe hoàng hậu Dương Diễm khuyên nên lấy con gái Giả Sung. Lúc đó thái tử Trung mới lên 13 tuổi, Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả Sung là Giả Ngọ lên 12. Nhưng lúc đó Giả Ngọ quá bé, không mặc vừa áo cưới, vì vậy Vũ Đế thấy Giả Sung có con gái lớn là Giả Nam Phong đã lên 15 tuổi, bèn cho lấy thái tử. Từ đó Giả Nam Phong chính thức trở thành thái tử phi.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại: “Giả Nam Phong có dáng người thấp lùn, ngũ quan không cân đối, hơn nữa sắc da lại rất đen, răng hô, chân to và cục mịch. Không những thế lưng còn gù và khuôn mặt trông rất dữ tợn”. Nếu so sánh về sắc đẹp với các hoàng hậu khác trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Hoa thì Giả Nam Phong thua “một trời một vực”, nhưng so về độ tàn ác và hoang dâm thì có thể coi vị hoàng hậu này là “thiên hạ vô địch”. Mặc dù lấy phải một người chồng “đần độn”, nhưng Tư Mã Trung và Giả Nam Phong vẫn có với nhau được 4 người con, tuy nhiên tất cả đều là con gái. Vì thế, theo sử sách còn ghi lại, Giả Nam Phong luôn có thái độ ghen ghét, đố kị và luôn tìm cách hãm hại những phi tần đang mang thai khác. Người đàn bà này sợ rằng nếu một ai đó trong số này sinh được thái tử thì ngôi vị hoàng hậu sẽ không bao giờ thuộc về tay kẻ “kém sắc” như bà ta.
Ngay từ khi Tư Mã Trung vẫn còn làm thái tử, Giả Nam Phong đã luôn tìm kế để hại những phi tần được sủng ái khác của người chồng đần độn này. Sử sách ghi lại rằng, khi nghe tin một cung nữ mang thai với chồng mình, mật báo rằng đó có thể là con trai, Giả Nam Phong đã ‘dựng” nên một kịch bản hoàn hảo để phá đứa con trong bụng cung nữ này. Một ngày đẹp trời, khi cung nữ mang “long thai” đến yết kiến Giả Nam Phong, khi dâng trà nóng mời “chị cả”, Nam Phong đã huých chân để cốc trà nóng đổ lên người. Lập tức, Nam Phong đổ lỗi lên đầu cung nữ và trong lúc “hỏa bốc từng cơn”, bà ta đã lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng thẳng đến người cung nữ. Sau cú phi này người cung nữ đã bị thương và xảy thai ngay tức khắc.
Không chỉ dừng lại ở đó, mặc dù chưa lên ngôi hoàng hậu nhưng tiếng ác của vợ thái tử Tư Mã Trung đã lan truyền khắp hậu cung. Có lần, Giả Nam Phong vì không vừa lòng một cung nữ hầu hạ mình đã dùng kiếm tự tay đâm thủng bụng cung nữ này trong sự bàng hoàng của rất nhiều người khi đó. Thấy con dâu không những xấu xí mà còn độc ác, Tấn Vũ Đế đã nhiều lần định phế bỏ, tuy nhiên vì nể cha của con dâu là Giả Sung đã có công lớn với triều đình nên tiếp tục cho tại vị. Chính vì tính “cả nể” này của Tấn Vũ Đế đã gây ra một tai họa lớn cho triều đình nhà Tấn vì sau khi lên ngôi hoàng hậu, Giả Nam Phong đã thao túng triều đình Tây Tấn, khởi đầu gây ra loạn bát vương kéo dài 16 năm khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.
“Đệ nhất hoang dâm”
Là một người đàn bà quá xấu xí nên mặc dù đã leo được đến ngôi vị cao nhất trong hậu cung nhưng hoàng hậu Giả Nam Phong luôn bị người khác dè bỉu. Hận cho nhan sắc của mình, lại phải chung chăn gối với một vị hoàng đế đần độn- “bảo gì làm nấy”, Giả hoàng hậu đã “gian dâm” để thỏa mọi nỗi niềm riêng tư của mình.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, độ hoang dâm của Giả hoàng hậu đã đạt đến mức “siêu quần”. Tuy bề ngoài là một phụ nữ xấu xí và hiểm ác nhưng kể cả người chồng đần độn của bà cũng phải thú nhận rằng: “Đó là một cao thủ trên chiến trường tình ái”. Vốn sợ vợ như cọp, nên sau khi lên ngôi, Tư Mã Trung đã không dám bén mảng đến bất kỳ một phi tần hay cung nữ nào khác. Nhưng điều trớ trêu nhất là khi đó, bản thân Giả hoàng hậu chẳng đêm nào có thể xa rời được… đàn ông. Và để thực hiện được điều này, Giả hậu đã cử tay sai ra ngoài cung nhằm thu thập những đàn ông cường tráng để hoan lạc mỗi đêm.
Mặc dù đã gian dâm với hàng tá trai tráng, nhưng để tránh bị bại lộ, hại đến danh tiếng nên sau mỗi lần mây mưa, Giả hoàng hậu lần lượt giết chết từng bạn tình nhằm “diệt khẩu”. Mọi chuyện của vị hoàng hậu “hoang dâm vô độ’ này đã không thể bị bại lộ nếu không có một “người tình” của bà bị bắt vì tội ăn trộm đồ trong hoàng thất. Cũng từ lời khai của kẻ may mắn đã không bị giết sau mỗi lần mây mưa nên bản chất dâm loạn và ác độc của Giả hoàng hậu mới bị phanh phui một cách trần trụi.
Kẻ may mắn này có tên là Lạc Nam, một tên vô danh tiểu tốt sống ở kinh thành thời nhà Tây Tấn khi đó. Nhờ có vẻ đẹp “hút hồn” với thuật phòng the siêu đẳng, nên mỗi lần hành sự xong, Giả hoàng hậu đều cho tên này rất nhiều vàng bạc châu báu mà không đem y ra giết như những người đàn ông đáng thương khác. Chính Lạc Nam cũng đã khai rằng, sở dĩ tên này còn được sống là do y rất khéo mồm, thường rót vào tai Giả hoàng hậu những lời khen có cánh mà cả đời bà ta chưa bao giờ được nghe. Vì thế trong những người đàn ông được đưa vào cung hầu hạ Giả hoàng hậu thì y là người duy nhất còn được sống sót để hoàng hậu “dùng dần”.
Chính vì là một kẻ vô danh tiểu tốt, không có nghề nghiệp, nên những của cải châu báu mà Lạc Nam mang về nhà đã khiến quan phủ nơi y ở tỏ ý nghi ngờ. Vào một đêm tối trời, quân lính của vị quan phủ này lại bắt gặp Lạc Nam mang đồ quý từ phía hoàng cung ra nên đã bắt y lại với tội danh “Ăn cắp châu báu trong cung”. Đến lúc này Lạc Nam phải khai thật và “tiếng thơm” của Giả hoàng hậu khi đó đã bắt đầu được lan truyền khắp kinh thành.
Sau khi có mật báo của tay sai về sự việc của Lạc Nam, Giả hoàng hậu đã rất tức giận. Bà ta lập tức cho bắt ngay tên quan phủ nọ và xử trảm tức khắc về tội “bôi nhọ danh dự hoàng hậu”. Còn người tình Lạc Nam vì còn “dùng được” nên được tha tội chết và khi cần thì y vẫn được người của Giả hoàng hậu bí mật đưa vào cung.
Tham vọng nhiều, tai họa lớn
Vì thấy chồng, tức vua Huệ Đế ngây ngô nên Giả hoàng hậu luôn nuôi âm mưu đoạt quyền. Tuy nhiên vì có 4 cô con gái, trong khi đó vua Huệ Đế lại có một người con trai tên Tư Mã Duật rất thông minh, lanh lợi nên Giả hoàng hậu luôn tìm cách để hãm hại.
Tháng 12 năm 299, Giả hậu đã tìm được cách để hại Tư Mã Duật- khi này đã được phong làm thái tử. Người đàn bà này đã sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế vốn là một người sợ vợ nên đành phải “răm rắp” nghe theo, phế Tư Mã Duật làm thứ dân, sai mang ra thành Kim Dung an trí, bất chấp những lời can ngăn của cận thần. Mẹ của thái tử Duật là Tạ phi cũng bị tống giam và bị Giả hoàng hậu ra lệnh tra tấn cho tới chết. Đây chính là hành động châm ngồi cho “Loạn bát vương”, dẫn tới sự sụp đổ nhà Tây Tấn sau này.
Hành động bất lương này của Giả hậu đã không qua mặt được một số đại thần trong triều nhà Tấn khi đó. Một số người thuộc hàng ngũ “vương tử” với hoàng đế đã căm phẫn những việc làm vốn chướng tai gai mắt của “mụ đàn bà xấu xí” này nên đã cho Giả hậu “sập bẫy” khi phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi thái tử để phế Giả hậu. Không ngoài dự đoán, do sợ hãi trước tin đồn này, Giả hoàng hậu lập tức sai người hạ sát thái tử Duật ở nơi giam cầm để tuyệt lòng mong đợi của triều thần.
Triệu vương Tư Mã Luân là ông chú của Huệ Đế khi nghe tin Giả hậu giết chết thái tử đã có cớ để khởi binh. Tháng 4 năm 300, Tư Mã Luân đã hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh là cháu gọi Tấn Vũ Đế bằng bác. Hai người mang quân vào cung bắt sống Giả hậu và giết các phe cánh là Đổng Mãnh, Tôn Lự và tình nhân Trình Cứ. Các đại thần cùng phe cánh khác của Giả hậu cũng đã bị giết chết trong trận phản kích này.
Giả hoàng hậu sau đó đã bị phế làm thứ nhân và bị giam ở thành Kim Dung. Ngày 9 tháng 4 năm đó, Tư Mã Luân đã sai người mang rượu độc đến ép Giả hậu tự vẫn. Năm đó bà mới bước qua tuổi 44.