Chuyện lạ 2010-03-28 02:58:19

Độc đáo bộ sập tủ thếp vàng còn sót lại từ cung đình Huế


Đường nét chạm trổ tinh xảo, những hoa văn được mài vẽ cầu kỳ rồi thếp bằng loại vàng quỳ, phủ lên trên cùng là một lớp sơn bảo vệ khiến bộ sập, tủ, bàn phấn của cung đình Huế vẫn giữ được nét nguyên bản từ trăm năm trước.


[justify]Tủ vàng của hoàng tộc nhà Nguyễn[/justify]
[justify]
Chiếc tủ chè được thếp bằng vàng này có vào khoảng năm 1916 thuộc triều Vua Khải Định. Tủ được làm từ gỗ tử hương hay còn gọi là tử sơn, là loại gỗ quý vào bậc nhất xưa nay. Thân gỗ quý này có màu ngả nâu như các loại gỗ khác nhưng sau khi mài bóng màu của chúng lại chuyển sang sắc tím. Khác hẳn với các loại gỗ khác, tử hương càng ngâm nước càng chắc và không bị mối mọt gặm nhấm. Cũng vì thế mà vua chúa và quan lại giàu có thời xưa thường săn lùng bằng được gỗ tử hương để làm quan, quách. Đây là một trong số ít những chiếc tủ chè sơn son thếp vàng có xuất xứ từ cung đình Huế còn lại khá nguyên vẹn. Tủ được một người Hà Nội mê đồ cổ là ông Vũ Hùng ở Hồng Mai, Hà Nội cất công vào tận Huế mua về từ mấy chục năm trước.[/justify]
[justify]

Hoa văn và lạc khoản trên tủ chè được thếp bằng vàng ta.

[/justify]
[justify]
Không chỉ có giá trị bởi niên đại từ đầu thế kỷ 20 mà chiếc tủ chè này còn có giá trị bởi đó là đồ dùng của hoàng tộc triều Nguyễn. Mặt chính phía trong tủ được chạm khắc hình lạc khoản (hình cây mai dáng tròn uốn lượn như rồng bay phượng múa, trong đó lồng chữ Thọ) là loại biểu tượng thường chỉ có trong các vật dụng, đồ đạc trong gia đình hoàng tộc vương triều. Không chỉ vậy, các hoa văn ở đường viền quanh tủ chè được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ từ cả những hoạ tiết nhỏ xíu như nhụy hoa hay đoạn cuối uốn lượn sau mỗi đường viền cong. Phía viền dưới của tủ chạm trổ hoa văn uốn lượn như rồng. Các hình chạm khắc quanh mặt tủ và hình chạm hoa mai đều được thếp bằng vàng quỳ, một loại vàng được tán từ vàng ta chính hiệu. Vàng ta để tán được thành những lớp mỏng dính thì phải cho vào túi da dê đập dàn, phải mất rất nhiều thời gian thì những khối vàng ta cứng, đặc mới được tán thành những lát vàng mỏng dính. Một chỉ vàng ta sau khi tán mỏng được một quỳ vàng, cũng chỉ đủ để thếp lên chừng hai đến ba hình chạm hoa mai. Không chỉ tốn kém và cầu kỳ ở khâu tán vàng mà ngay cả công đoạn thếp lên gỗ tử hương cũng cầu kỳ không kém.[/justify]
[justify]Trước khi thếp vàng, gỗ tử hương phải được phủ một lớp sơn ta, để ráo rồi mới thếp vàng quỳ vào được. Khi thếp vàng thì buộc phải đóng kín cửa phòng, tuyệt đối tránh gió, nếu không những lớp vàng quỳ mỏng hơn giấy sẽ không bám nổi vào gỗ mà bay lả tả hoặc dính vào người thếp. Chiếc tủ chỉ cao chừng 70cm kể cả phần chân phía dưới nhưng cũng ngốn một lượng vàng đáng kể thì mới thếp vàng hết cả lên những chạm khắc hoa văn xung quanh và hình lạc khoản. Ông Vũ Hùng kể, vào thập niên 70 của thế kỷ trước, ông vào Huế mua lại chiếc tủ này với giá 1,5 cây vàng, thời điểm đó vàng chỉ có 100 đồng/chỉ. Hồi trước Tết Canh Dần này, có người mê sưu tầm đồ hoàng tộc triều Nguyễn lặn lội đến tận nhà, trả giá gần 200 triệu đồng nhưng ông không bán.[/justify]
[justify]

Một chỉ vàng ta chỉ thếp được chừng 2 đến 3 hình chạm hoa mai.

[/justify]
[justify]
Độc đáo sập hoàng cung
[/justify]
[justify]
Đi cùng bộ với chiếc tủ chè để bày trong phòng của gia đình hoàng tộc là chiếc sập dát vàng. Người ta gọi đó là sập ba thành (vì có 3 bức tường gỗ bao quanh sập, chỉ chừa ra một mặt trống để lên). Chiếc sập này cũng được ông Hùng vào tận Huế tìm mua lại của một người lưu giữ một số đồ trong cung đình xưa. Niên đại của chiếc sập được giới chơi đồ cổ xác định là vào khoảng đầu thế kỷ 19, thuộc vương triều Nguyễn. Dù đã qua hơn trăm năm nhưng đến nay, chiếc sập vẫn còn bóng sắc vàng, không hề mối mọt. Ngay bức gỗ chính giữa sập được chạm khắc cảnh tượng buổi chầu triều với đủ bá quan văn võ, mép trên cùng của ba bức gỗ đều có những chạm khắc tinh xảo được thếp vàng óng. Phía hai đầu của thành sập được tạo dáng cuộn vào nhau trông như chiếu vua ban. Tất cả các hoạ tiết, hoa văn trên chiếc sập này đều được thếp bằng vàng ta.[/justify]
[justify]

Hoa văn thếp vàng trên thành sập hoàng cung.

[/justify]
[justify]
Không chỉ hoa văn trên thành sập được tạo dáng cầu kỳ mà ngay cả chân sập cũng mang dáng dấp vương triều. Phía dưới cùng của chân sập khắc 4 con lân đỡ 4 chân sập, trên lưng con lân là những chạm khắc uốn lượn hình rồng, trông tựa như rồng 5 móng, tương truyền là loại chỉ có vua mới được dùng. Những vật dụng được trang trí rồng 5 móng là quy ước chỉ dành riêng cho nhà vua. Các hàng vương tôn, quan lại nếu có ân sủng được sử dụng biểu tượng rồng cũng chỉ giới hạn 4 móng trở xuống. Những ai may mắn được ban tặng các bảo vật thuộc hàng ngự dụng (chỉ có vua sử dụng) thường có một loại văn bản để làm chứng cứ (tương tự như một dạng giấy chứng nhận bây giờ), nếu không có loại sắc chỉ ban tặng đính kèm người sở hữu có thể bị tịch thu hoặc bị trừng trị vì coi như có âm mưu tạo phản. Đây là một trong số ít những chiếc sập trong hoàng cung nhà Nguyễn còn được giữ nguyên vẹn, những thếp vàng ta vẫn giữ được nét tinh xảo, óng màu vàng. Trên thị trường của giới chơi đồ cổ hiện nay, chỉ có khoảng 3 chiếc sập hoàng cung tương tự như chiếc này được luân chuyển, mỗi chiếc sau khi sang tay cho chủ mới thường có giá khoảng hơn 40.000 USD.[/justify]
[justify]

Đầu thành sập uốn lượn như chiếu vua ban.

[/justify]
[justify]
Cùng nằm trong bộ sưu tập đồ hoàng cung của ông Hùng, còn có chiếc tủ đứng cũng được xác định niên đại vào đầu thế kỷ 19, vương triều Nguyễn. Giới chơi đồ cổ xác nhận với những đặc điểm trên thân tủ, có thể khẳng định chiếc tủ này là đồ dùng trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Hai bên cánh tủ được vẽ mô tả cảnh trong hoàng cung, các chạm khắc hoa văn tinh xảo, cầu kỳ, cảnh thuỷ cung được chạm điêu luyện từng đường nét. Giá chiếc tủ hoàng tộc cổ này hiện giao động trong khoảng 10.000 USD. Chiếc tủ phấn đồ sộ cao tới 2m được làm từ gỗ quý nằm trong bộ sưu tập đồ cung đình Huế thì lại có nét pha trộn một chút phong cách châu Âu. Tuy nhiên, phía trên cùng của nóc tủ phấn vẫn giữ nguyên truyền thống á đông với chạm khắc hình 2 con lân cùng chầu vào một đài hoa lớn; hoạ tiết được khắc theo hình hoa mai vàng. "Từng có người trả 7.000 USD để mua chiếc bàn phấn này nhưng tôi không bán", ông Hùng kể. Hai bên bàn phấn được thiết kế tới ba tầng ngăn, mỗi tầng ngăn có những cột chống theo phong cách châu Âu tạo dáng thanh thoát, hiện đại nhưng phía sau mỗi tầng lại chạm hình lư đồng truyền thống. Hai bên mặt của tủ khắc cảnh núi non sơn thuỷ hữu tình. Bộ sưu tập cổ những vật dụng từ hoàng cung triều Nguyễn còn sót lại, được giữ gìn nguyên vẹn đến nay là những di sản vô giá với lịch sử.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)