[/justify]
Beta Pictoris b là hành tinh trẻ nhất ngoài Hệ Mặt trời từng được con người biết tới. Ảnh: NatGeo. |
[justify]Không chỉ là hành tinh trẻ nhất, Beta Pictoris b còn là hành tinh bên ngoài hệ gần với sao mẹ nhất từng được biết đến. Khoảng cách giữa hành tinh này và ngôi sao mẹ của nó tương đương với khoảng cách giữa Mặt trời và sao Thổ.[/justify]
[justify]Ngôi sao mẹ có tên gọi tắt là Beta Pictoris này, nằm cách Trái đất 63,4 năm ánh sáng và tương đối giống với mặt trời của chúng ta. Và cũng giống như Beta Pictoris b, Beta Pictoris cũng là một hành tinh còn rất trẻ, chỉ mới 12 triệu năm tuổi.[/justify]
[justify]Trong bức ảnh do kính thiên văn Hubble chụp vào năm 2006, Beta Pictoris được bao quanh bởi một vành đĩa tạo thành từ các hạt bụi. Vành đĩa này được cho là kết quả của một vụ va chạm giữa hành tinh và một tiểu hành tinh trẻ khác.[/justify]
[justify]Kẽ hở của vành đĩa, nơi tạo thành vòng sáng quanh hành tinh này, cho thấy có một hành tinh có độ lớn tương đương với sao Mộc đang quét qua. Tuy nhiên, sự tồn tại của Beta Pictoris b chỉ được chứng thực khi kính viễn vọng Very Large Telescope của Đài thiên văn Nam châu Âu ghi được những hình ảnh mới vào năm 2009.[/justify]
[/justify]
Vị trí của Beta Pictoris b (màu trắng) đã có nhiều thay đổi trong hai bức ảnh chụp năm 2003 và 2009. Ảnh: NatGeo. |
[/justify]
[justify]Những hình ảnh hồng ngoại cũng đã hiển thị rõ, hành tinh to gấp 9 lần sao Mộc, Beta Pictroris b không chỉ là một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời mà còn là hành đã hình thành hoàn toàn.[/justify]
[justify]Anne-Marie Lagrange, làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý học thiên thể, Grenoble, nước Pháp, người đứng đầu hạng mục nghiên cứu này nói: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có được chứng cứ trực tiếp về thời gian hình thành hành tinh, cũng là lần đầu tiên có được chứng cứ để khẳng định hành tinh có thể hình thành rất nhanh”.[/justify]
[justify]Lagrange cho rằng, những hành tinh có các đĩa bụi bao quanh sẽ biến chúng “trở thành những địa điểm lý tưởng để tìm kiếm các hành tinh”. Tuy nhiên, bà cũng không tin rằng tất cả những vành sáng bao quanh hành tinh nào đó đều là chứng cứ về sự tồn tại của hành tinh.[/justify]
[justify]Các hạt bụi trong vành đĩa có thể bị kéo ra ngoài bởi trọng lực khi có một hành tinh lân cận bay qua cũng có thể tạo thành các vòng sáng, Lagrange giải thích. Tuy nhiên, khi Kính thiên văn vô tuyến Atacama Large Millimeter Array (ALMA) được đưa vào sử dụng vào năm 2012, việc phân biệt vòng sáng ở các hành tinh lân cận và các loại vòng sáng khác sẽ trở nên dễ dàng hơn.[/justify]
[justify]Lagrange nói: “Hiện tại, chúng ta đang từng bước chụp hình trực tiếp các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời, đồng thời có thể thu được nhiều loại thông tin khác nhau. Và chỉ trong một vài năm nữa, chúng ta có thể quan trắc được tinh trạng tầng khí quyển của những hành tinh này”.[/justify]